Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Trich doan: Suy Niem Tin Mung CN le Chua Thanh Than Hien Xuong B, 27/5/2012

THÁNH THẦN VÀ "ABBA" CỦA CÁC TÍN HỮU
(Gl 4, 6-7; Rm 8, 14-17)
BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ (8A 18) của ĐTC. Bênêđíctô XVI
tại Quảng trường Thánh Phê-rô, buổi yết kiến ngày thứTư, 23/05/2012


... 2 - Như vậy, chúng ta có thể nói rằng nơi Thiên Chúa bản thể Chúa Cha có hai ý nghĩa: Trước hết Thiên Chúa là Cha chúng ta, bởi vì Người là Đấng Tạo Hoá dựng nên chúng ta. Mỗi nguời trong chúng ta, người nam cũng như người nữ, là một phép lạ của Thiên Chúa,được chính Người muốn và được chính Người biết. Khi trong Sách Sáng Thế nói rằng con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1, 27) là muốn nói lên chính thực thể đó. Thiên Chúa là Cha chúng ta, đối với Người, chúng ta không phải vô danh tiểu tốt, không biết ai là ai, mà bởi vì chúng ta có một danh tánh. Và một lời trong Thánh Vịnh luôn luôn đánh động tôi, khi tôi cầu nguyện: "Tay Chúa đã nắn con nên hình, nên dạng" (Ps 119, 73), tác giả Thánh Vịnh nói.
Mỗi người trong chúng ta có thể nói lên, trong hình ảnh tươi đẹp nầy, sự liên hệ cá nhân của mình với Chúa: "Tay Chúa đã nắn con nên hình nên dạng . Chúađã nghĩ đến con, đã dựng nên con và mến thưong con". Nhưng điều vừa kểthôi, chưa đủ. Chúa Thánh Thần mở ra cho chúng ta một tầm mức khác của tình cha con của Thiên Chúa, ngoài ra việc tạo dựng, bởi vì Chúa Giêsu là " Con "với ý nghĩa hoàn hảo, "cùng bản tính với Đức Chúa Cha ", như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Trở nên con người như chúng ta, với công cuộc Nhập Thể, cái Chết và sự Sống Lại, đến lược mình Chúa Giê-su đón nhận chúng ta vào trong bản tính nhân loại của Người và trong bản tính Chúa Con của Người, khiến cho chúng ta cũng có thể hội nhập vào trạng thái thuộc về Chúa đặc biệt của Người.
Dĩnhiên, trạng thái con Thiên Chúa của chúng ta không có tính cách hoàn hảo của Chúa Giê-su. Chúng ta phải càng ngày càng trở nên con Chúa hơn nữa, dọc theo cuộc hành trình củ đời sống Kitô hữu chúng ta, tiến triển lên trong việc đi theo Chúa Ki-tô, trong thông hiệp với Người để luôn luôn càng ngày càng hội nhập vào mối liên hệ tình yêu với Chúa Cha, Đấng nâng đỡ cuộc sống chúng ta.
Đó là thực thể căn bản được rộng mở ra cho chúng ta, khi chúng ta mở rộng mình ra cho Chúa Thánh Thần và Người làm cho chúng ta nói với Chúa bằng " Abba, Cha ơi! ". Thực sự chúng ta đã bước vào quá bên kia công cuộc sáng tạo, chúng ta đã đi vào trong trạng thái nghĩa tử với Chúa Giê-su. Thực sự chúng ta hiệp nhứt với Thiên Chúa và là con cái Người trong một thế giới mới, trong một tầm kích mới...
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập
(Thông tấnwww.vatican.va, 23.05.2012).
_______________________
KHI THÁNH THẦN SỰ THẬT ĐẾN,
NGƯỜI SẼ DẪN ANH EM TỚI SỰ THẬT TOÀN VẸN
CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG NĂM B (27/05/2012) [Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3a-7.12-13); Ga 20,19-23]
 ... 1 - Phần đầu của đoạn Phúc Âm chứa đựng lời tiên tri thứ ba về Chúa Thánh Thần (Jn 15, 26-27). Bản dịch Việt Ngữ của chúng ta hiện nay (Thánh Kinh Trọn Bộ, NXBTPHCM 1998, 2031) dịch khá sát nghĩa nguyên ngữ Hy Lạp:"Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha,..." (Jn 15, 26). ...

... 2 - Phần hai của đoạn Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay đề cập đến lời tiên tri thứ năm (Jn 16, 12-15), bằng cách lấy lại tước vị "Thánh Thần Sự Thật" và nhấn manh đến phận vụ của Người đã được đề cập đến bằng hai động từ "dạy bảo" và "nhắc nhớ lại": " ... Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em" (Jn 14, 26).

Ngoài ra những phận vụ đó, Chúa Giêsu còn cho biết thêm bốn hình thức tác động quan trọng khác của Chúa Thánh Thần:

- "Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn",
- " Nguời sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe",
- " Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy ra",
- " Người sẽ tôn vinh Thầy" (Jn 16, 12).
Thật vậy công trình của Chúa Giêsu cần phải được hiểu biết, và nếu không có Thánh Thần của Chúa Giêsu, các môn đệ tự mình không đạt đến sự hiểu biết đó.Trong cuộc sống trần gian của Người, Chúa Giêsu là vị Thầy dạy dỗ bên ngoài, nhưng sau khi Phục Sinh, nhờ Chúa Thánh Thần, Người trở thành vị Thầy trong nội tâm, làm cho biết ý nghĩa tất cả, hướng dẫn các môn đệ đến hoàn hảo, bằng cách tiếp tục nói với họ bằng Lời Chúa và soi sáng cho các ông hiểu được những gì sẽ xảy ra tiếp đến dọc theo dòng lịch sử nhân loại.

Qua những gì vừa đề cập, chúng ta hiểu được tiến trình mạc khải vẫn được Chúa Thánh Thần tiếp tục sau biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu. Hiểu được hoàn hảo Phúc Âm là công trình của Chúa Thánh Thần; như công trình của Chúa Giêsu là làm cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của dòng lịch sử và có được khả năng nhận thức được các dấu chỉ thời đại. Trong động tác mạc khải đó, Chúa Thánh Thần tôn vinh Chúa Giêsu, tức là cho thấy sự hiện diện thực hữu và sức mạnh trong các trạng huống của thời gian, làm cho lời của Người sống động và hữu hiệu.

Hiểu như vậy, đời sống người tin hữu Chúa Kitô thật là một đời sống con cưng. Chúng ta đã được Chúa Giêsu lúc còn ở giữa các môn đệ là Thầy dạy dỗ, mạc khải cho biết đâu là con đường phải đi và đâu là cùng đích phải hướng theo để đạt tới hạnh phúc, qua những lời của Người trong Phúc Âm. Không những vậy, người là " Đấng Bảo Trợ ", là Luật Sư Biện Hộ cho các môn đệ trước những thế lực không có thiện cảm với các vị. Trước khi rời các vị để về cùng Chúa Cha, Người lại hứa với vị là sẽ sai một "Đấng Bảo Trợ khác" từ Chúa Cha, đến để biện hộ cho các vị và dạy dỗ các vị những gì Người muốn dạy bảo, nhưng các vị chưa có khả năng đủ để hiểu biết hết mọi điều: Bởi đó " Đấng Bảo Trợ khác " mà Chúa Giêsu sẽ gởi đến từ Chúa Cha cũng là " Thánh Thần Chân Lý ".

Kể từ lúc đó, Chúa Giêsu không còn hiện diện bên ngoài nữa với các môn đệ, nhưng Người vẫn là Vị Thầy ở trong nội tâm các vị: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, 20). Và cũng từ lúc Chúa Giêsu về trời, ngự bên hữu Chúa Cha, Người cũng là một "Đấng Bảo Trợ" (Luật Sư Biện Hộ " cho các môn đệ và cho con cái của các vị trong đức tin.

Như vậy, người tín hữu Chúa Kitô được dạy dỗ, trợ lực bởi Chúa Thánh Thần trước những thử thách và khó khăn của cuộc sống, cũng như có Chúa Giêsu vẫn là Vị Thầy luôn soi sáng cho trong tâm hồn, điều gì phải ăn nói, cư xử và sống xứng đáng với địa vị một người con cái của Chúa.

Ngoài ra, Chúa Giêsu cũng là "Đấng bảo Trợ" (Luật Sư Biện Hộ ) của chúng ta bên cạnh Chúa Cha, khi chúng ta có những sai lỗi đáng trách, do yếu đuối và giới hạn của con người chúng ta. Bởi đó, cuộc đời người tín hữu Chúa Kitô không phải là cuộc " đánh Loto ", không biết thắng hay thua, được thưởng hay bị phạt.

Chúng ta có Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần chỉ dạy cho và là "Luật Sư Biện Hộ" bên cạnh Chúa Cha. Người tín hữu Chúa Kitô là "con cưng" của Thiên Chúa.

Nguyễn Học Tập

_____________________

3 phút hát Thánh Vịnh, Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (B)27/05/2012 (23/05/2012 01:07 AM)


Lời Dẫn: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”. Sự sống Ngài ban là Chúa Ki-tô, bởi Chúa Ki-tô “là sự sống lại và là sự sống”. Như thế, Chúa Thánh Thần là Đấng ban Chúa Ki-tô cho nhân loại, hay là làm cho nhân loại nhận biết Chúa Ki-tô cũng vậy (x. Cao Tấn Tĩnh, BVL - Thần Linh và sự sống, 1996, tr.299). Sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật: “các vị được tràn đấy Chúa Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói” (x. Bài đọc 1). Như thế, Chúa Thánh Thần đã dùng các Tông đồ, và sau này, Ngài dùng Giáo Hội, và tất nhiên mỗi Ki-tô hữu chúng ta, trong sứ vụ chứng nhân để làm cho nhân loại nhận biết Chúa Ki-tô. Sứ vụ ấy từng ngày thay đổi bộ mặt trái đất, và tiếp diễn “cho tới khi Chúa đến”, lúc ấy tất cả những kẻ tin “sẽ hân hoan trong Chúa”. Bởi thế, chúng ta cùng cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất”, nhưng trước hết xin đến và canh tân tâm hồn con.

Lm. Đa-minh Trần Đình Nhi
(Nguon:daobinhducme.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét