Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Lop Muc vu gia dinh (sang thu Bay 18/6/2011)














_________________________________________________

BÀI ĐÚC KẾT BUỔI THẢO LUẬN THỨ I
NGÀY 17-6-11

CÂU HỎI :
1/ Anh chị hiểu thế nào về “thuở ban đầu” trong (Mt19,4-5)
2/ Con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa có nghĩa là gì? Đâu là ý nghĩa của tính dục?
3/ Đâu là nền tảng Kinh Thánh của hôn nhân bất khả phân ly? Dẫn chứng bằng Kinh thánh?
TRẢ LỜI :
1/ “Thuở ban đầu trong (Mt19,4-5), cho chúng ta biết rằng :
Hôn nhân nằm trong ý định tạo thành của Thiên Chúa ngay từ “thuở ban đầu”(St1,27), (St2,24)
2/ Con người được dựng nên “theo hình ảnh của Thiên Chúa” nghĩa là:
Gia đình trong ý định của tạo thànhThiên Chúa là trở nên “ hình ảnh của Thiên Chúa Ba ngôi “
Đó là “sự hiệp thông”, căn tính của sự hiệp thông là “tình yêu”.
Vì gia đình được thiết lập do tình yêu và được sinh động cũng bởi tình yêu.
Chính vì thế bổn phận đầu tiên của gia đình là : “Xây dựng một cộng đòan yêu thương”.
Cha mẹ phải có bổn phận chăm sóc, nuôi nấng và gíao dục con cái trở thành người Kitô hữu đích thật, nghĩa là cũng biết sống yêu thương, tôn trọng Cha mẹ, ông bà, anh chị em trong họ hàng, hàng xóm láng giềng và mọi người xung quanh.
Bởi con nguời là một “tinh thần nhập thể”, nghĩa là một tinh thần biểu lộ trong một thân xác và thân xác cũng được sinh động do một tinh thần bất tử.
Nên con người được mời gọi yêu thương trong tòan thể duy nhất tính của nó.
Con người là một thọ tạo duy nhất được dựng nên vì chính nó. Khi sống “tự hiến” vì tình yêu sẽ gặp lại chính mình.
Như vậy: tình yêu được xây dựng trên nền tảng là “tính dục”(sự khác biệt hay tha tính)
Tính dục là một ân ban là quà tặng của Thiên Chúa. Tính dục được thể hiện qua thân xác vì “thân xác là ngôn ngữ diễn tả tình yêu”.
Tính dục là một mầu nhiệm , giúp con ngừơi hướng ra ngòai để xây dựng các mối tương quan.
Như vậy : “Tình yêu” là ơn gọi căn bản để gia đình thực hiện bổn phận thứ hai là:
GIA ĐÌNH PHỤC VỤ SỰ SỐNG
Thiên Chúa mời gọi gia đình cộng tác với Thiên Chúa trong việc sáng tạo để lưu truyền hình ảnh của Thiên Chúa từ người này sang người khác trong hành động truyền sinh.
Đó chính là sự “phong nhiêu” mà sách Kinh thánh nhắc đến trong St1,28:”hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất”.
Sự phong nhiêu của đôi vợ chồng không chỉ giản lược trong việc sinh con, nhưng nó được mở rộng và làm giầu bằng tất cả mọi kết quả của đời sống luân lý. Đó chính là sự phong nhiêu “Tinh thần” như nhận nuôi con nuôi,chăm sóc người già neo đơn, chăm sóc các bịnh nhân, tham gia vào các công trình giáo dục làm thăng tiến con người như văn hóa nghệ thuật…….
Như vậy : Gia đình cũng tham gia vào việc “phát triển xã hội” và xây dựng giáo hội.
3/ Hôn nhân “bất khả phân ly” được mạc khải trong kinh thánh Tân ước của Thánh:
 (Mt19,6); (Mc10,6-9) ; (Lc16,18) ; (Ep5,31-32).
Trong cựu ước : St2,24
                                                                   Thứ bảy, ngày 25 tháng 06 năm 2011
                                                                       Têrêsa Nguyễn Thị Thanh thúy




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét