Anh Hieu |
Anh Hiệu cho biết đã hứa với cha sở Sa Thầy (Kontum) là cuối T 7 này sẽ mở lớp giới thiệu phương pháp ngừa thai Billing cho những phụ nữ dân tộc ở họ đạo Sa Thầy.Họ nói với anh: “Có bao nhiêu con thì đẻ cho hết.” Họ sẽ tập trung lại trong 3 ngày để được hướng dẫn, anh sẽ vận động để có tài chính giúp họ có cái ăn trong những ngày học. Quý hảo tâm muốn giúp đỡ hoặc tháp tùng có thể liên hệ với cha trưởng ban MVGĐ hoặc anh Hiệu: 0937893554
Cha Luy Tuan |
Con người từ tình trạng đơn độc nguyên thuỷ đến tình trạng ý thức mình là một nhân vị (cha Luy trinh bay)
St 2, 18: Con người ở một mình không tốt, Ta sẽ làm cho nó 1 trợ tá tương xứng
Nỗi cô đơn nguyên thuỷ của con người:(cô đơn là thiếu, không đầy đủ, khộng viên mãn). Con người được dựng nên trỗi vượt trong muôn loài, không có ai tương xứng với mình để đồng cảm. Như 1 người xuất chúng trong đám đông sẽ không chia sẻ được với ai. Ý nghĩa tiêu cực là nó làm con người không chịu đựng nổi, có thể chán chường thất vọng. Ý nghĩa tích cực là nó thúc đẩy con người thoát ra khỏi mình đi tìm kiếm ai tìm kiếm cái gì để kết hợp lại cho tròn đầy.
Trỗi vượt hơn muôn loài và tự ý thức về mình, con người trở thành chủ thể của mình. Tôi là hữu thể làm chủ chính tôi, không phải người khác loài khác làm chủ tôi, khi tôi ý thức về mình.
Như vậy, qua hành vi tính dục, cám dỗ thường trực là tôi có thể tự biến mình thành đối tượng (thay vì chủ thể). Biến thành đối tượng khi tôi coi “bạn tình”, “partner” như 1 đối tượng- công cụ-dụng cụ để thoả mãn cho mình.
“Bổn phận thứ 1 của gia đình là xây dựng 1 cộng đồng ngã vị yêu thương”. Ngã vị cũng có nghĩa là “biết”, “biết” trong Kinh Thánh cũng có nghĩa là ân ái. Mình biến thành con vật, thành “sextoy” khi biến partner của mình thành phương tiện cho mình tìm khoái cảm.
Quan hệ để tìm khoái lạc thì không phải ái tình, đó chỉ là hành vi của động vật người. (Có những cặp vợ chồng triền miên xung đột, cãi vả nhưng họ vẫn làm chuyện đấy,họ làm để thoả mãn bản năng)
Sự cô đơn là 1 ưu việt của con người “nhân linh như vạn vật”, người như thần linh. Sự cô đơn thúc đẩy con người ra khỏi mình tìm kiếm Thiên Chúa, đẩy đến khả năng tự ý thức (chủ thể tính, ngã vị tính)
Thân xác là bản lề giúp con người đi vào các mối quan hệ, thân xác giữa muôn thân xác nhưng có giới tính. Là nhục thể nhưng nhục thể được diễn tả ra nhân vị. Thân xác không thuần vật chất mà còn là thuộc linh (spirit). Một thể thống nhất xác-hồn, phân biệt được nhưng không thể tách biệt ra.
Biết, tự thức, tự khẳng định mình là hành vi tự do, hành vi nhân linh. Tự do là khả năng chọn lựa của riêng con người (con vật không có), biến ta thành chủ thể. Chọn tốt hay xấu, tội hay phúc, sáng hay tối. Bản năng, nhu cầu sinh tồn, sinh lý dù mãnh liệt vẫn không thể lấn át lý trí. Làm điều xấu là bất tuân phục Thiên Chúa (Adam và Eva đã bất tuân phục khi ăn trái cấm, hậu quả liên đới mãi cho nhân loại)
Con người phải tuân theo luật thiên nhiên, luật tâm lý được khắc sâu trong tâm khảm. Có thể họ chìm đắm trong sự bất tuân, nhưng trong sâu thẳm vẫn có khả năng chọn lựa. Ham muốn như những đợt sóng xô nhưng họ vẫn có ý thức phản tỉnh; trước chính mình, trước Thiên Chúa phải nói không hay có, phải chọn sống hay chết đời đời.
Hành động, hành vi của con người làm nên chính họ, tôi tạo thành tôi khi tôi tuân phục Thiên Chúa. Suy nghĩ lâu-sâu sẽ dẫn tới hành vi, hành vi dẫn tới thói quen-tập quán, tập quán đưa tới nhân cách-số mệnh.
Xã hội ngày nay dễ biến con người thành cái máy, chỉ khi nghĩ lại-sực tỉnh lại ta mới là người. ( Linh thao Y Nhã phân biệt thiêng liêng theo động cơ: những thúc đẩy đó là lành hay dữ.)
Con rắn thì rất khôn ngoan quỷ quyệt, tôi lại phải phụ thuộc vào biết bao yêu tố không phải là tôi, biết bao yếu tố âm thầm mà tôi không hề biết: “vô ngã”. Ý thức về tôi để khẳng định tôi đồng thời xoá cái tôi của mình, tôi không là gì, tôi là của muôn người. Khi xoá đi cái tôi, tôi trở lại chính tôi. Hàng ngày, hàng giờ được chọn lựa, tự do chọn lựa như thế tôi là con người hàng ngày hàng giờ. Tự do có ý nghĩa mình trở lại mình khi chọn điều tốt và mình thành nô lệ khi chọn điều xấu.
Chân Thiện Mỹ chỉ bắt nguồn từ 1 nguồn duy nhất là Thiên Chúa. Người Công Giáo phải tuân theo luật của Thiên Chúa. Chấp nhận “khác đời/ ngược đời” là tử đạo đầu tiên của người Kitô hữu. Có thể nghèo khó vì sống công bình, vì có con thứ 3 thứ 4 nhưng luôn vui vẻ chấp nhận...
(--- Lần sau sẽ trình bày tiếp đề tài: thành người qua lao động)
Câu hỏi thảo luận:
1. Thế nào là tự do thật? Anh chị hãy chia sẻ 1 kinh nnghiệm, 1 sự kiện về hành động tự do này
2. Có bao giờ anh chị cảm thấy cô đơn vì phải sống theo niềm tin của mình hay không? Tại sao?
_________
*** PS: muốn tìm hiểu về đề tài này có thể đọc cuốn : Ngài đã dựng nên họ là nam hay nữ/ Giáo lý về tình yêu hay thần học thân xác/ Gioan Phaolô II, Luy Nguyễn Anh Tuấn dịch
Lược ghi bài giảng ngày 6/8/2011
Sự hiệp nhất nguyên thuỷ
Phần đầu của Thần học thân xác của ĐGH GP II xoay quanh trục Thiên Chúa muốn gì khi dựng nên con người? “Thuở ban đầu” không chỉ hiểu theo nghĩa thời gian. Con người đánh mất sự trong sáng nguyên thuỷ, trở nên phai mờ và hoen ố vì đã phạm tội. Hãy tìm hiểu sự cô đơn nguyên thuỷ, sự hiệp nhất nguyên thuỷ, sự vô tội hay sự trần truồng nguyên thuỷ (trần trụi, không cần và không biết đến những lá nho để che thân)
Nhắc lại, sự cô đơn nguyên thuỷ: tự ta không cảm thấy đủ- vì ta thiếu. Thiên Chúa phán “Ta sẽ cho nó một trợ tá tương xứng”. Người nữ được tạo dựng từ chiếc xương sườn của người đàn ông, trong lúc người đàn ông ngủ mê, nghĩa là người nữ cùng 1 nguồn gốc cùng 1 bản thể như Adam, người nữ không phải như các loài thụ tạo khác thuộc sở hữu của con người. Con người không thể sở hữu 1 nhân vị- 1 bản ngã, nhưng vì ảnh hưởng tội lỗi con người luôn có khuynh hướng biến partner thành sở hữu của mình, biến subject thành object…
Cái thiếu dẫn con người đến tình yêu. Khao khát tìm cho đủ, tìm được thì yêu thương, yêu thương là hiệp nhất với nhau trong những khác biệt.
Nhiều người xem Chúa nhập thể, hiện diện nơi cõi đời này cũng như chiếc bóng khi ẩn khi hiện. Sự hiệp nhất trong lịch sử thường như những bóng ma, thoắt ẩn thoắt hiện cho người đuổi bắt. Yêu thương đấy, hận thù đấy (tối còn quấn quýt sáng đã cãi vã). Orgasm như 1 dấu chỉ như 1 bóng ma, nó biến đổi mau lẹ. Sự hiệp nhất thưở ban đầu bị tội lỗi biến đổi thành bóng ma.
Thưở ban đầu Chúa muốn gì? Ơn Cứu chuộc ra sao? Người sống đức tin Kitô giáo là ai? Là những người muốn biến cái bóng ma thành hiện thực hiện hữu, thành xương thành thịt. Điều tưởng không thể, nhưng ân sủng của Thiên Chúa qua sự yếu đuối mỏng dòn của con người là có thể. Nơi nào khao khát nơi đó sẽ no thoả, nơi ngập tràn tội lỗi và yếu đuối nơi đó cũng sẽ ngập tràn ân sủng…
Không có cặp đôi nào hạnh phúc viên mãn miên trường, sóng gió và đau khổ là đương nhiên, nhưng Chúa đã nhập thể và tình yêu đã chiến thắng.
Chúng ta sống trong giòng lịch sử nhưng là lịch sử tội lỗi. Thập giá có ý nghĩa riêng. Chúng ta không tìm khổ giá, thập giá, không tìm đau khổ như 1 mục đích, chúng ta không tu đức bằng tự hành thân xác mình. Chúng ta tìm tình yêu và vì tình yêu mà chịu đựng và chấp nhận đau khổ.
Ta cứ nghĩ phải nói phải làm mới cứu chuộc được người khác, cứ nghĩ với tài lý luận giảng giải với những việc tốt lành sẽ thay đổi hoán cải được lòng người (nghĩ giống những người Pharisêu). Tự kiêu, tự mãn làm gì, những kết quả nếu có là do Chúa tác động, ta làm nhưng là Chúa làm qua ta.
Kitô giáo không hứa hẹn 1 thiên đàng tại thế nhưng Kitô giáo có thể đem thiên đàng đến những tâm hồn tại thế. Kitô giáo chỉ hứa hẹn 1 tình yêu ngất cao, chấp nhận mang lấy Thánh giá. Can đảm đương đầu và chấp nhận mang lấy những Thánh giá thường ngày, đó là cái giá của tình yêu. Chừng nào còn nổi loạn, chừng nào còn oán than kêu trách chừng đó chưa chấp nhận tình yêu cứu chuộc.
Vì tình yêu ta tự nguyện vác lấy Thập giá và biến Thập giá đó thành Thánh giá, Thánh giá thành tình yêu. Chấp nhận vác Thánh giá thì đau khổ vẫn còn đấy nhưng đau khổ vì yêu sẽ mang 1 ý nghĩa khác. Vì yêu mà Chúa Giêsu chết cho con người, cao điểm của tình yêu là hiến thân là hy sinh cho người mình yêu.
Chính nhờ Chúa Giêsu Kitô mà ta ta được đưa về sự hiệp nhất nguyên thuỷ…
___________
Tường thuật của nhóm đi Sa Thầy
Anh Trân đại diện cho nhóm 8 người đi đã thông tin lại một số nét trong chuyến đi Sa Thầy vừa rồi. Mở được lớp học về phương pháp ngừa thai Billing cho 80 học viên, học từ sáng đến chiều tối với 2 bữa ăn. Nhiều vợ chồng dắt díu cả con cái theo rất vui. Họ thắc mắc “ngừa thai bằng phương pháp billing có tội hay không?”. Nhà nước có quan tâm vận động sinh đẻ có kế hoạch nhưng người giáo dân không theo. BCS và thuốc tránh thai được phát không nhưng họ không dùng. Đoàn từ xa đến nên gặp sự cảnh giác từ địa phương, Sa Thầy cách biên giới khoảng 70km (cách Kontum 34 Km) nhiều người dân tộc bỏ trốn qua biên giới. Cán bộ huyện, xã tìm cách cản trở đoàn, cha xứ và mọi người đã phải xin phép, cấm thì không dám cấm mà cho thì không dám cho.
Mọi người dự lễ đều ngồi trên đất, mưa thì che dù, đọc kinh bằng tiếng dân tộc. Từ trước tới giờ chưa có cha xứ, cha Sơn là cha xứ đầu tiên, cha mới chịu chức được 8 tháng và nhận xứ Sa Thầy được 6 thánh nay. Giáo dân chỉ thuộc kinh chứ không biết gì về giáo lý. GX thiếu thốn về nhân sự và phương tiện vật chất. Cha muốn mọi người thoát nghèo, không phải bằng nhận trợ cấp từ thiện nhưng bằng tri thức. Mong muốn của cha xứ là có người cộng tác, có thêm một số học bổng cho các em (hiện GX đang trợ cấp ăn ở cho 1 số em). Mỗi tuần cha thường phải làm 13 thánh lễ Chúa Nhật ở 13 địa điểm, thường là mượn nhà dân. Các em thiếu nhi ở đây chưa hề biết bánh trung thu, cha nhờ đoàn về TP vận động để trung thu này có 1500 bánh phát cho các em (10000 đồng/cái)
Quý vị có tấm lòng hảo tâm có thể liên hệ: Lm Tadeo Võ Xuân Sơn, ĐT: 0907146832, email: thadxuanson@yahoo.com (nếu gởi thư qua bưu điện thì phải nhờ TGM Kontum chuyển)
_____________________
Bài giảng Giáo lý về tình yêu hay thần học thân xác
Lược ghi một số ý trong bài giảng của cha Luy ngày 20/8/2011 để anh chị em học viên tham khảo. Giuse Lê Vũ Hải
TRẦN TRUỒNG NGUYÊN THỦY
Trong sách Sáng Thế có hai câu nói về sự trần truồng
St 2,25 “ Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau”.
St 3,7 “ Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: Họ mới kết lá vả làm khố che thân.”
St 3,10 “ Con người thưa: “ Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn”.
Vậy giữa các câu trên có đối chọi nhau về sự trần truồng không ? Để hiểu được sự trần truồng trong St 2 ( đó là sự trần truồng nguyên thủy, vì ta không có kinh nghiệm này) nên ta phải đi từ một kinh nghiệm có thật:Trong St 3, sau khi đã sa ngã phạm tội, con người thấy mình trần truồng và kết lá làm khố che thân ( Đây là kinh nghiệm có thật có được: ai cũng có cảm giác xấu hổ khi bị nhìn trần trụi).
Ta phải hiểu sự trần truồng nguyên thủy này nó nằm ngay trong từng con người lịch sử hiện tại, hễ ai là người nó vẫn còn nhưng nó bị che khuất rồi. Vậy kinh nghiệm ấy là kinh nghiệm gì?
Thuở ban đầu St 2,24: Kế hoạch ban đầu của TC: Thân xác con người để yêu thương hiệp nhất nhau, lúc đó con người không kết lá che thân không xấu hổ. Cảm giác xấu hổ nó là gì? Xâu hổ ( về tâm lý) là cảm giác mình bị nhìn từ nơi thẳm sâu nhất của mình, bị nhìn thấy ngay căn tính của mình; cảm giác xấu hổ còn là cảm giác sợ hãi nữa, vì sao? Cho dẫu giữa vợ chồng, vẫn có lúc cảm thấy xấu hổ. Nhìn vào cảm giác xấu hổ của hiện tại ( sau khi phạm tội) để ta thấy được hình ảnh phản chiếu ngược của cảm giác không thấy xấu hổ trước đó. Xấu hổ là sự cảm nhận mình có thể bị hại, có thể bị thương tổn bởi một cái nhìn, mà cái nhìn đó với bất kì ai không phải là mình, nghĩa là của tha nhân, ngay cả tha nhân ấy đó là vợ, là chồng của mình, theo nghĩa là một xương một thịt của mình. Điều đó có nghĩa trong sự kết hợp của một xương một thịt vẫn còn đó cái tha tính, cái tính của người ấy không phải là tôi, nó có khả năng là một mối đe dọa, bị hại xâm phạm bởi cái nhìn, nghĩa là cái phẩm giá, cái nhân cách của tôi bị thương vì cái nhìn đó, thương tổn về tâm hồn. Quan hệ giữa con người với con người là nói lên cái chiều kích ngã vị, một cái gì siêu hình hơn nhưng nó có thật, và quan hệ đó nó diễn tả qua thân xác. Sự trần truồng không che đậy, an toàn trước cái nhìn của người khác nó nói lên: Chúng ta ở trong một tình trạng mà trước đó chúng ta không có tội lỗi, tình trạng mà trước đó con người vẫn sống trong sự tuân phục TC, nghĩa là thân xác con người được TC dựng nên để yêu thương hiệp nhất, hợp nhất nguyên thủy vẫn còn, con người không biết xấu hổ. Trong tình yêu hiệp nhất, người ta không bị đe dọa. Sau khi phạm tội con người cảm thấy xấu hổ bị đe dọa vì tình yêu hợp nhất nguyên thủy nó mất rồi, không còn khả năng yêu thương nguyên thủy nữa; hể con người còn sống trong tình yêu như TC yêu thì người ta không còn cảm giác bị đe dọa, không có xấu hổ. Hình ảnh em bé tắm trần truồng nó không bị xấu hổ vì nó biết và nó tin tình yêu của mẹ nó đối với nó hoàn toàn an toàn, nhưng ra khỏi nhà tắm nó thấy mắc cỡ xấu hổ. Chỉ trước ánh nhìn yêu thương, bao bọc, chở che, an toàn, con người mới không xấu hổ, nhưng từ nay không còn nữa, mất rồi. Giây phút kết hợp vợ chồng trong hợp nhất nên một phải là giây phút của tình yêu thương đúng ý nghĩa tình yêu thương bao bọc chở che cho người kia. Sự kết hợp vợ chồng lúc đó mới diễn tả tình Ngài, người ta không còn cảm thấy sợ hãi.
Tóm lại, khi con người còn sống trong tình trạng được an toàn bởi cái nhìn yêu thương đối với nhau và cái nhìn đó bây giờ mất rồi. Mất đây không có nghĩa là mất vĩnh viễn, được Đức Ki Tô cứu chuộc trả lại cho ta cái nhìn đó. Qua tình yêu cứu chuộc của TC, những ai đi theo con đường đó của Ngài thì cũng được trả loại cho cái nhìn đó. Dĩ nhiên không dễ gì, ta vẫn phải tiếp tục đấu tranh bản thân để luôn luôn sống trong cái nhìn đó, cái nhìn yêu thương che chở, cái nhìn không làm hại, trái lại đem lại sự an toàn, bình an hoa trái cho sự sống chung. Đó là mẫu mực của sự cộng tác với ơn sủng cứu chuộc của Chúa Ki Tô. Mời gọi tự do của mỗi người mở ta để sống tình yêu đó. Lây người bạn đời làm trung tâm chứ không phải mình, không còn vị kỉ mà vị tha. Vô ngã là vậy.
Đối ngoại hữu kì tâm
Đối nội vô tâm dã
Nghĩa là đối với tha nhân lấy cái tâm mà đối xử còn đối với bản thân tôi phải vô tâm vô tình, và chính cái cách sống này nó là cách yêu thương bản thân đích thực nhất: Ta chỉ có thể tìm lại chính mình khi ta thành tâm tự hiến mình ( Hiến chế Gaudium et Spes). Khi quên mình đi chỉ nghĩ đến người là ta thương mình đúng nghĩa nhất, chân lí nằm ở tình thương là chỗ đó. Trong hôn nhân cũng vậy, muốn trả lại cái nhìn nguyên thủy khiến cho người ta trần truồng mà không cảm thấy xấu hổ, trái lại cảm thấy được an toàn, được yêu thương thì người ta phải biết đối xử với nhau bằng một tình yêu quên mình, hướng đến với người. Ý nghĩa trần truồng nguyên thủy nằm ở chỗ đó. Mà bây giờ ta mất rồi nên thường xuyên bị xấu hổ vì ta biết rằng ta và anh em ta cũng thế không còn thành thật, nguyên tuyền như thuở ban đầu, đã bị tội lỗi làm hư hoại, hoen ố ngay cả trong cái nhìn, ngay cả trong tâm thức. Chí có Đức Ki Tô cứu chuộc, Ngài mới trả lại cho ta cái nhìn đó. Nhưng đang còn trong tình trạng lữ thứ trần gian thì đó là cuộc đấu tranh hàng ngày, hang giờ, thường xuyên. Đó là cái mà Chúa Gie6su nó về trái tim của con người trong cái nhìn đối với người: “ Ai nhìn người đàn bà mà đem lòng ham muốn thì đã phạm tội rồi”. Áp dụng cả cho người nam và người nữ.
Khi không còn cái nhìn an toàn đối với nhau nữa, người ta cảm thấy xấu hổ khi trần truồng. Nên tốt nhất đừng có khoe, khoe là phạm tội vì gây cớ vấp phạm, vì mình biết an hem mình yếu đuối mà cố tình chọc để anh em phạm tội. Đó là lí do tại sao khi vô nơi tôn nghiêm phải ăn mặc trang nhã, đúng đắn.
Nói tóm lại, trong St 2,25: Họ trần truồng mà không thấy xấu hổ có nghĩa là như vậy.
Thuở ban đầu con người vẫn sống trong tình trạng hợp nhất như Chúa muốn, yêu và được yêu đúng nghĩa như TC yêu thương họ. Chỉ khi phạm tội bất tuân lệnh TC thì con người trở nên xấu hổ, con người không còn cảm nhận được an toàn nữa trước ánh nhìn của tha nhân. Nhờ ta thấy sự xấu hổ của chúng ta như hiện nay để ta hiểu được thế nào là sự không xấu hổ lúc ban đầu. Trần truồng nguyên thùy là tình trạng con người cảm nhận được yêu và được an toàn vì yêu. Ngay trong hành động vợ chồng cũng thế, để diễn tả tình yêu nên một xương một thịt, người ta phải lột hết các mặt na, cản trở để hòa quyện nên một xương một thịt. Cái khoái lạc tự nhiên và khoái lạc vĩnh viễn về sinh lí học nó diễ tả sự hợp nhất nên một của tình yêu. Nhưng ngay trong chính hành động hợp nhất đó lại có hành động chia lìa ( cô đơn nguyên thủy. Trong Saver la Croix, tác giả đã cho rằng ít khi hai vợ chồng đạt tới ngưỡng của khoái cảm tột đỉnh chung mà có thể có đây nhưng không dễ gì. Cho dù đạt tới cùng lúc thì mỗi người vẫn cảm nhận cái đó một cách rất cá nhân. Cho dẫn người chồng đi vào vợ, vợ ôm ấp lấy chồng, họ nên một, điều ấy được tạo hóa cho họ khả năng diễn tả trong cái khoái cảm, nhưng trong cảm giác ngất ngây đó con người bị trả lại nỗi cô đơn nguyên thủy. Một cách nào đó, tình dục của con người nó chỉ thực về thế giới thời gian này, không phải thực tại tối hậu. Nó chỉ là biểu tượng diễn tả tình yêu hợp nhất vĩnh cửu thôi chứ bản thân nó chưa phải thực tại, cho nên đừng bám víu vào cái chuyện đó một cách tuyệt đối.
Khi phục sinh không còn chuyện vỡ chồng, không còn tương quan chiếm hữu, ích kỉ. Bước vào thế giới của tình yêu TC, nhó khác nữa, kinh nghiệm đó ta chỉ hưởng trong tích tắc ở đời này, hưởng một chút xíu, một cách nào đó ở đời này thôi.
Tình yêu nam nữ là tình yêu tiêu biểu nhất diễn tả tình yêu hiệp thông của TC, mang lấy xác thịt loài người, mang lấy tính dục, mang lấy giới tính của con người. Nhớ lại thực tại mà nó diễn tả đó là tình yêu siêu giới tính. Tình yêu TC không có giới tính nhưng có tha tính.
Thân xác con người là một Bí Tích, thân xác con người vừa là một giới hạn vừa là một bản lề để đưa con người đi vào trong thế giới để tương quan, để biểu lộ tình yêu TC, tình yêu vĩnh cửu ở trong thân xác hữu hạn. Ta gọi đó là Bí Tích. Bí Tích nó là cái gì thực tại đời này nhưng nó diễn tả cái tình yêu vĩnh cửu thực sự của TC và nó ban ơn sủng. Cái vĩnh cửu phải nhập thể, phải mặc lấy cái hữu hạn để nó mang lại ân sủng sự sống ơn cứu chuộc cho con người sống trong thân xác hữu hạn này. TC cần đến các đôi vợ chồng KI Tô hữu là vậy để thế giới cảm thấy được tình yêu của Ngài tho6nf qua Giáo Hội, qua các gia đình Ki Tô đến với thế gian. Cái vĩnh cửu vô hạn của TC phải mặc lấy thân xác hữu hạn của con người.
Điều quan trọng không phải là tình yêu của ta hoàn hảo mà là ta chấp nhận mặc lấy tình yêu hoàn hảo của Thiên Chúa ở nơi cái bất hoàn hảo của ta. Đó là ý nghĩa Bí Tích của thân xác chúng ta, một thân xác vẫn sống và diễn tả tỉnh yêu đích thực. Chỉ vì tội lỗi mà thân xác ấy cảm thấy xấu hổ vì trần truồng. Và vì chúng ta còn đang sống trong thời gian, trong thân phận của kẻ phạm tội, nên ta vẫn cần mang lấy những chiếc lá vả để ta và anh em ta không vấp phạm. Đó là ý nghĩa của trần truồng nguyên thủy và cái trần truồng sau khi phạm tội.
Giuse Hải lược ghi ,ngày 20-8-2011
Lưu ý : Nếu không có gì thay đổi thì sau buổi học ngày Thứ Bảy 28.8.2011 tại phòng 305 Trung tâm Mục vụ TGP, Lớp Giáo lý về tình yêu hay Thần học thân xác sẽ nghỉ hè trong thời gian 2 tháng 9 và 10 năm 2011, mời Quý Anh Chị em học viên theo dõi trên email và thông báo cho nhau biết
___________________________________________________________
Cac bai hoc thang 11/2011
___________________________________________________________
Cac bai hoc thang 11/2011
Bài 11
KINH NGHIỆM NGUYÊN THỦY
St2,25: “ Con người và vợ mình cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau” ( Tình trạng tiền sử- Natura integree)
St 3,7: “ Bấy giờ mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng, họ mới kết lá vả làm khố che thân.( Tình trạng lịch sử- Natura lapsus)
So sánh giữa hai tình trạng này ta thấy: Mắt con người mở ra, mở ra ở đây không thuộc phạm trù tri thức ( nhìn, thấy) mà là phạm trù luân lí, đạo đức ( biết thiện biết ác).
Trước đó khi chưa phạm tội con người trần truồng mà không xấu hổ. Ta gọi đó là kinh nghiệm tiền sử, nhưng sau khi phạm tội chống lại Thiên Chúa, con người lại cảm thấy xấu hổ khi lõa lồ trước mặt nhau. Ta gọi đó là kinh nghiệm lịch sử. Giữa hai tình trạng này có một biên giới đó là hành động phạm tội đầu tiên của con người.
1. Do đó kinh nghiệm xấu hổ là kinh nghiệm nguyên thủy của con người, nguyên thủy không hiểu theo nghĩa thời gian mà hiểu theo nghĩa bản thể, là cái được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài. Nó là gốc rễ nằm nơi sâu nhất của con người. Trước đó khi chưa phạm tội, con người trần truồng mà không xấu hổ, ta gọi đó là kinh nghiệm tiền sử, nhưng sau khi phạm tội chống lại Thiên Chúa, con người lại cảm thấy xấu hổ khi trần truồng trước mặt nhau, ta gọi đó là kinh nghiệm lịch sử.
Như vậy giữa hai tình trạng này có một biên giới, đó là hành động phạm tội đầu tiên của con người.
Hai kinh nghiệm này đều được gọi là kinh nghiệm thân xác, thân xác của thời vô tội ngây thơ nguyên thủy, và thân xác của thời đã phạm tội. Hai kinh nghiệm này trái ngược nhau hoàn toàn.
Hiện tại ta có kinh nghiệm lịch sử: tức là kinh nghiệm trong tình trạng phạm tội cho dẫu ta được đức Ki tô cứu chuộc, được trở về tình trạng ân sủng của Thiên Chúa, không còn ở trong tình trạng tội lỗi nữa. Nhưng không vì thế mà nó được kết nối trở lại với tình trạng ngây thơ trong trắng nguyên thủy, nghĩa là dù ở trong tình trạng ân sủng sau khi được Đức Ki tô cứu chuộc cũng không miễn trừ ta không xấu hổ khi đối diện nhau mà lõa lồ.
2. Kinh nghiệm về thân xác là kinh nghiệm bản lề: goi là bản lề vì muốn biết kinh nghiệm về thế giới bên trong, ta cần phải có kinh nghiệm về thân xác, vì thân xác là nơi biểu lộ ra bên ngoài cái thế giới vô hình nhân vị của ta. Nhân vị không ai thấy được nếu nó không được biểu lộ ra trên một thân xác cụ thể. Hồn ma, Thiên thần, Thiên Chúa cũng là Nhân vị. Không ai có thể chạm, có thể sờ được. Nếu muốn chạm, sờ, thấy thì luôn cần phải có một thân xác cụ thể. Đó chính là màu nhiệm Nhập Thể của Đức Ki tô. Thiên Chúa là ngôi vị tuyệt đối, ngôi vị thần linh, Ngài cũng qua thân xác hữu hạn này mà Ngài đã dựng nên để Ngài hiện diện trong thế giới này. Không nhờ cái thân xác làm sao cái vô hình trở thành cái hữu hình, không nhờ thân xác làm sao ân sủng trở thành một cái gì rất cụ thể, nhó chạm tới ta để ta có kinh nghiệm về Thiên Chúa là đấng vô hình.
Thân xác ta đang sống, theo mạc khải đã từng có kinh nghiệm không xấu hổ khi lõa lồ, dẫu hiện nay ta luôn cảm thấy xấu hổ khi trần trụi trước mặt người khác. Giữa hai tình trạng này có một biên giới đó là hành động phạm tội đầu tiên của con người. Ta chỉ có kinh nghiệm xấu hổ vì đó là kinh nghiệm hằng ngày, hằng giờ của ta. Vậy làm sao ta hiểu được tình trạng không xấu hổ? Muốn hiểu được, ta phải vượt biên giới: Ta chỉ có thể hiểu được bằng mạc khải chứ không hiểu được theo nghĩa kinh nghiệm trực tiếp hiện giờ ta đang có.
Ai có kinh nghiệm đó?
Không phải không có nhưng rất hiếm hoi:
- Em bé có kinh nghiệm này, người lớn đã mất rồi.
- Khi bệnh nặng, bắt buộc ta phải để người khác chăm sóc, vệ sinh.
- Khi ta tắm cho xác chết
Làm sao vượt qua được thói quen xấu hổ vốn có mà ta đã mặc nó suốt cả cuộc đời. Tuy không dễ nhưng người ta vẫn có thể vượt được, khi người chăm sóc là thân là thiết với mình, người đó như là một xương một thịt của ta, như là mình của ta, thì ta bớt xấu hổ. Tức là đôi khi ta vẫn có thể vượt qua biên giới của hai tình trạng xấu hổ và không xấu hổ, trong ta vẫn có ít hay nhiều chứ chưa hoàn toàn mất hẳn.
Tại sao lại có sự khác biệt này ?
Khi họ chưa bất tuân lệnh Thiên Chúa, họ vẫn còn sống trong sự thật mà cũng là sự thiện, họ không cảm thấy bị đe dọa phải chết. Sống trong chân lí của Thiên Chúa thì con người ta không hề cảm thấy bị đe dọa bởi cái chết đời đời. Còn ta hiện nay (ở trong tình trạng lapsus) luôn cảm thấy xấu hổ tức là còn mối đe dọa của cái chết, vì ta còn nguy cơ từ chối Thiên Chúa, chừng nào ta còn sống là còn nguy cơ sa ngã. Chính cái đó làm ta mất an toàn, đó là tình trạng thiếu vắng tình yêu thương thật. Ta sợ bị xâm hại, bị tổn thương dưới ánh nhìn của người khác trước sự lõa lồ của ta. Cái tổn thương về tội lỗi dẫn đến cái chết, cũng như cái đau đớn của bệnh tật báo hiệu tới cái chết, xấu hổ cũng báo cho ta biết dấu hiệu của cái chết đời đời.
3 .-Xấu hổ là phản xạ tự vệ về sự an toàn của ta, đồng thời cũng giúp ta hiểu rằng anh em ta cũng không đủ mức thánh thiện trong ánh nhìn cũng như trong cách ứng xử, dủ rất thân thiết như là xương thịt của ta, ta vẫn xấu hổ vì ta biết người kia cũng là một bình sành dễ vỡ như ta.
Bị nhìn là bị mất an toàn, xấu hổ là phản ứng tâm lí để bảo vệ an toàn và nó đưa ta tới về mặt siêu nhiên : nó báo trước cái chết đời đời do ta phạm tội.
Còn trước đó ta không hề cảm thấy điều đó vì con người chưa biết tội là gì nên lúc nào cũng cảm thấy mình sống trong một bầu khí an toàn của tình yêu thương. Còn nay rơi vào tình trạng lapsus thì không bảo đảm một ánh nhìn nào là an toàn.
Nhưng trong ta ít nhất có một cái góc khuất, nó vẫn còn đó, cho nên vẫn có lúc ta cảm thấy mình vượt qua được xấu hổ ( như giây phút hoan lạc vợ chồng nên một ) nhưng liền sau đó lại mất ngay. Tình trạng đó không thường trực vì ta và anh em ta luôn mỏng dòn, yếu đuối.
Chúa Giesu dạy ta phải đơn sơ như chim bồ câu và khôn ngoan như con rắn. Đừng đáng mất cái đơn sơ đó nhưng cũng phải khôn ngoan, mà đồng thời còn phải cả hai nữa.
Cái đơn sơ nó còn trong mỗi con người của ta: Nhân chi sơ, tính bản thiện, nó như là một cái mầm Thiên Chúa đã đặt trong ta, nó chỉ bị che phủ bởi bụi bặm tội lỗi.
Còn sự khôn ngoan: giúp ý thức ta và anh em ta đều yếu đuối, đừng thử thách anh em ta quá đáng,đừng thiếu khôn ngoan. Ta và anh em ta dều là chiếc bình sành dễ vỡ.
Như vậy tình trạng vô tội dơn sơ nguyên thủy không phải là tình trạng thuộc thời gian, nó đã qua rồi, ta chỉ tìm được lại nó khi lên Thiên đàng. Nhưng nó là một cái gì rất căn bản còn lại đó , nó đã bị phủ bụi mờ bởi thế gian ô trọc mà ta có cảm tưởng nó mất hẳn.
4,.- St 3 : Thiên Chúa đi tản bộ trong vườn, hỏi :
- A đam, ngươi ở đâu? (đang trốn biệt trong bụi cây)
- St 3, 10: Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng nên con lẩn trốn.
- St 3,11: Ai cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăm trái cây mà ta đã cấm ngươi ăn không?
- St 3, 12: Người đàn bà đã cho con ăn ( không nhận tội ngay mà đổ lỗi)
- St 3,13: Eva: Con rắn đã lừa dối con nên con ăn
Mọi sự xuất phát từ chỗ bất tuân lệnh Thiên Chúa, nghe lời dụ dỗ của tên đại bịp là con rắn, con rắn đó không phải là khách thể ở bên ngoài mà nó ở trong ta. Xấu hổ khi trần truồng là ta ở trong tình trạng lịch sử của kinh nghiệm thân xác. Nên kinh nghiệm xấu hổ là kinh nghiệm giới hạn:
- Cũng như bệnh tật, dấu chỉ trước cái chết ai cũng sợ, xấu hổ cũng báo trước ta đang trong tình trạng phạm tội mà phạm tội đưa tới cái chết đời đời.
Kinh nghiệm giới hạn cũng có mặt phải và mặt trái của nó:
- Mặt trái: chỉ cho ta biết là ta đã phạm tội rồi, nó còn dư âm.
- Mặt phải: nhắc cho ta nhớ về tin hay hay không tin. Kinh nghiệm giới hạn luôn đặt ta trước một câu hỏi: Con có tin không? Giúp ta tỉnh thức đưa ra một câu trả lời tự do: tin hay không tin trở lại đối với Thiên Chúa. Tin là sống từ mọi hành động tới mọi lời nói đều thể hiện lời dạy về thánh ý Thiên Chúa. Đặc biệt lời dạy của Đức Giê su Ki tô phản ảnh cụ thể thánh ý Thiên Chúa.
- BÀI 12 : SỰ VIÊN MÃN CỦA SỤ THÔNG GIAO LIÊN VỊ
- COMMUNIO PERSONARUM : Là Hiệp Thông các ngôi vị ở tình trạng viên mãn, tròn đầy, khi chưa phạm tội.(lúc Con người chưa từ chối hay bất tuân lệnh Thiên Chúa và chia rẽ với nhau)
- Tình trạng này cũng đuợc trả lại cho những ai tin vào Đức Giêsu KiTô, tuy nhiên trong hiện tại chúng ta chưa được viên mãn, chừng nào viên mãn chúng ta được trở lại tình trạng nguyên tuyền. Điều này có nghĩa rằng Ta sẽ không thấy xấu hổ khi trần truồng.
- Còn bây giờ xấu hổ và không xấu hổ nó đan xen với nhau.
- COMMUNIO PERSONARUM : Chất chứa nội dung như sau :
- 1/ Thiên Chúa là Tình yêu (1Ga 4,8) : và nơi chính mình Ngài, Ngài đang sống mầu nhiệm hiệp thông giữa các ngôi vị. Khi tạo dựng hình ảnh của người nam và người nữ theo hình ảnh Ngài và lien lỉ bảo tòan cho nhân tính ấy được hiện hữu, Thiên Chúa ghi khắc vào đó ơn gọi cũng như khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống yêu thương và hiệp thông.
- Tình yêu là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của con người, khi Con người sống với nhau và coi nhau như cùng đích chứ không phải coi nhau như đối tượng đồ vật .
- Vì Tình yêu đích thật là phải biết sống quên mình, tự hiến cho người mình yêu thương. Đó là cử chỉ cao thượng của những bậc làm Cha mẹ, bề trên , ông chủ, cha xứ……….
- Ngược lại với tinh thần cao thượng là thái độ coi rẻ phẩm giá Con người, chà đạp, ức hiếp, coi họ như là đồ vật nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân mà thôi.
- 2/ THÍÊU COMMUNIO :
- Giống như một dòng nước bị tắc nghẽn bởi rác rưởi, làm trái tim Con người khép kín lại trước những nhu cầu của “tha nhân”(người bạn đời), khiến chúng ta không còn muốn sống vị tha nữa mà chỉ coi nhau như là phương tiện hoặc đồ vật mà thôi.
- Lúc đó “tính dục” không còn là động lực để khiến con người đi ra khỏi chính mình để xây dựng mối tương quan tốt đẹp nữa mà trở nên ích kỷ, quy chiếu về mình và để thống trị nhau mà thôi. Đó chính là mặt trái của eros(hấp lực của tinh ái).
- 3/ ĐỊNH NGHĨA CON NGƯỜI :
- Con người là “thụ tạo” duy nhất được tạo dựng nên vì chính nó, các thụ tạo khác được tạo dựng nhằm phục vụ con người mà thôi.
- Bởi con người là một tinh thần nhập thể, nghĩa là một linh hồn biểu lộ trong một thân xác và một thân xác được sinh động do một linh hồn bất tử, nên nó được mời gọi sống yêu thương trong tòan thể duy nhất tính của nó. Tình yêu bao gồm cả thân xác con người và thân xác được dự phần vào tình yêu cảu tinh thần.
- Vì thế : Con người dù bất tòan về thể lý(người tàn tật,dị dạng , già cả ốm đau….) hay tinh thần(nguời hành khất hay tâm thần…) cũng cần được tôn trọng và đối xử yêu thương như những người bình thường khác trong xã hội hay trong gia đình.
- Như thế : con người cảm thấy được an ủi, được chia sẻ bớt gánh nặng đang đè trên thân xác yếu đuối do bệnh tật và tận hưởng hạnh phúc thẳm sâu trong trái tim vì con người họ vẫn còn giá trị để được quan tâm chăm sóc.
- 4/ TỪ COMMUNIO ĐƯA TỚI COMMUNICATION:(truyền thông, thông truyền, thông giao)
- Cuộc sống luôn là một sự luân chuyển, biểu hiện một sức sống bên trong như một dòng sông lớn
- Phân chia dòng chảy thành nhiều nhánh nhỏ, chảy ra muôn phía tưới tắm cho đồng ruộng thêm xanh tươi , phì nhiêu và nuôi sống các lòai động vật trên mặt đất.
- Nếu dòng nước không chảy đi mà cứ ở lì một chỗ thì chỉ trở thành một ao nước tù, nước ao tù thì dơ bẩn , hôi thối vì chứa đựng nhiều rác rưởi, và làm ô nhiễm môi trường.
- Bởi thế: ta phải khai thông, nạo vét ao tù để dòng nước lại được chảy đi đem sự sống đến cho những nơi nó đi qua.
- Đời sống con người cũng vậy, phải biết xây dựng các mối tương quan liên vị, để ta có cơ hội đuợc phục vụ làm cho cuộc sống tiếp tục được lưu truyền từ người này sang người khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Sứ mạng thông giao hay thông truyền này phải chăng đã nằm trong ý định tạo thành của Thiên Chúa từ “thuở ban đầu” khi Ngài phán: “Hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất” (St1, 28)
- Thông giao hay truyền thông phải chăng còn là bổn phận “giáo dục con cái” thành người có ích biết sống tốt cho đời và đẹp đạo?
- Ngòai ra ta còn có bổn phận loan báo “tin mừng” đến với những người chưa biết Chúa hoặc những anh em cùng công giáo nhưng chưa thấm nhuần đức tin, với những người già cả neo đơn không nơi nương tựa……….
- Cụ thể trong đời sống hôn nhân thì sự “thông giao” là ta phải biết cảm thông, để thấu hiểu và tha thứ cho nhau, cho dù còn nhiều khác biệt nhưng ta luôn cố gắng vượt lên nó để giữ vững sự”hiệp nhất” là nền tảng tạo nên “sự bất khả phân ly”.
- Khi có sự ‘hiệp thông và truyền thông như vậy là ta đạt tới “tình yêu đích thật”
- Hệ quả của “tình yêu đích thật” là sinh nhiều hoa trái, đó chính là sự “phong nhiêu”cảthể lý lẫn tinh thần(sự sống dồi dào)
- Lúc đó con người đạt tới tình trạng nguyên tuyền thì sự “xấu hổ” biến mất. Có nghĩa là ở trong Chúa thì chúng ta cảm thấy được an tòan, “nhân vị” không sợ bị xâm hại, không bị mất tự do và phẩm giá bị chà đạp.
- Ngày nay trong tình trạng lapsus(được cứu chuộc) đôi khi ta cũng cảm được, lúc linh hồn ta được tinh luyện, ít nhiều ta cũng cảm được điều đó.
- Ví dụ : sự “thân mật” của vợ chồng luôn sống tín trung, đầy ắp yêu thương và tin tưởng nhau
- Ngay cả đối với vợ chồng già khi tuổi đã về chiều, hơi tàn sức cạn và da mồi, tóc bạc, răng long
- Thì họ vẫn còn yêu nhau khi đã hết cảm giác yêu.
- Như vậy : giá trị của sự trần truồng nguyên thủy, và của tính dục, thật ra nằm hòan tòan ở trong tiêu chuẩn duy “nhân vị”(sự hiệp thông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét