WGPSG -- Vào lúc 08g30 sáng Chúa nhật 16-11-2-14, nhân lễ kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nhóm Giáo chức Công giáo TGP TPHCM (GCCG TGP) đã tổ chức Đại hội 2014 với chủ đề: “Học trò của tôi, em là ai?” tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM.
Đến tham dự có cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc TTMV, nguyên linh mục đồng hành của nhóm GCCG; Cha Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ - chánh xứ Trung Bắc kiêm tân linh mục đồng hành nhóm GCCG. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, S.J. - Linh mục đồng hành khối Cao đẳng-Đại học; cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP - Linh mục đồng hành khối Hưu trí; Sư huynh Giuse Trần Trung Lập và Soeur Linh Chi (Dòng Đức Bà) - đồng hành khối Trung học; Soeur Elisabeth Nguyễn Thị Tốt, SPC - đồng hành khối Mầm Non, cùng hơn 100 giáo chức thuộc các khối.
Chương trình Đại hội gồm 4 phần:
Phần 1: Thảo luận theo khối
Sau phần tập hát đầu giờ, thầy Lê Minh Hà gợi ý 2 câu hỏi thảo luận về học trò như sau:
+ Khối Mầm non: Muốn các em phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, nhân cách, giữ vệ sinh bản thân và biết quan tâm tới người khác…
Tâm lý các em: Hồn nhiên, ngây thơ, thích được chú ý và quan...
+ Khối Tiểu học: Muốn các em được giáo dục về nhân bản và tâm linh, đạo đức và kiến thức để phát triển hài hòa về nhân cách, kiến thức, kỹ năng. Muốn các em được sống hạnh phúc, không bị rập theo khuôn mẫu, không bị gò ép…
Tâm lý các em: Hồn nhiên, đơn sơ, hiếu động, nghịch phá, ham hiểu biết, không thích tập trung căng thẳng, ít mắc cỡ, thích được khen thưởng, muốn khẳng định bản thân…
+ Khối Trung Học: Muốn các em sống không ích kỷ, cởi mở, tự chủ bản thân, can đảm, tự học…
Tâm lý các em: Thích tập làm người lớn, nhút nhát nhưng lại ngông cuồng. Muốn tỏ ra hiểu biết và cái tôi lớn nhưng nóng tính, không làm chủ được cảm xúc, không hiểu biết nhiều về giới tính…
+ Khối Hưu trí: Tiếp tục nêu những ý chính đặc sắc cho 2 câu trả lời trên.
Vì không đủ thời gian nên nhiều nhóm lỡ dịp trình bày cho mọi người những ý kiến trong nhóm của mình.
Trước khi chuyển sang phần 2, hội trường sôi động hẳn lên với vũ điệu “Tôi Chọn Giêsu” do cô Kim Chung làm mẫu.
Phần 2. Thuyết trình
1/ Thầy Vũ Quang Tuyên: Trả lời câu hỏi “Học trò của tôi, em là ai?”. Theo thầy, dưới góc nhìn triết lý giáo dục, em là người. Con người với những phẩm chất cao quý: có tự do, khác biệt nhau, liên đới và liên quan với nhau, có trách nhiệm với nhau… Thầy giải thích thêm: “Dù thân xác có bị giam giữ nhưng tâm trí vẫn tự do, nên cần hướng dẫn để các em không lợi dụng tự do để làm tổn hại người khác… Lời khuyên răn không có tác dụng bằng chính việc làm cụ thể. Ngoài ra, cũng để ý hoàn cảnh sống của các em, bởi trong một lớp học chỉ có trên mười SV, mà 3 bạn có vấn đề về tâm lý!”.
2/ Cô Hoàng Mai Khanh: Giới thiệu góc nhìn về tâm lý. Cô giải thích: tâm lý các em phát triển theo 4 giai đoạn tuổi: 0-> 3; 3-> 6; 6 -> 12; 12-> 18. Trong đó 2 giai đoạn 3-> 6 và 12-> 18 phát triển rất mạnh:
- Từ 0 đến 3 tuổi: Tiếp thu tất cả và sáng tạo trong vô thức..
- Từ 3 đến 6 tuổi: Lao động có trí thức, tự xây dựng mình, ý thức mình là cá nhân độc lập.
- Từ 6 đến 12 tuổi: Phát triển êm đềm hơn, dễ tiếp thu các giá trị đạo đức, trách nhiệm xã hội…
- Từ 12 đến 18 tuổi: Dần dần hình thành con người và trưởng thành…
3/ Thầy Lê Minh Hà: Trả lời câu hỏi chủ đề dưới góc nhìn dạy học. Thầy trình bày về sự khác biệt của các em. Mỗi em thường chỉ giỏi ở một lãnh vực nhất định mà thôi. Có em giỏi đọc, có em giỏi viết hay nói, có em giỏi về lĩnh vực xã hội… Từ sự khác biệt đó, thầy cô và cha mẹ phải:
- Tôn trọng và đón nhận những sự khác biệt của các em.
- Từ đó, tuỳ theo đối tược và các tính khác nhau, giao viên sẽ có nhận định và đánh giá các em khác nhau.
- Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hoạt động nhóm, phương tiện nghe nhìn….
- Hướng dẫn cách học và tự học tuỳ theo khả năng của các em.
Thông thường học sinh lớn tuổi chỉ tập trung tốt nhất trong 15 phút đầu tiên. Học sinh dưới 10 tuổi thì số phút các em tập trung tốt nhất là số tuổi +1. Do đó không thể bắt các em ngồi nghe cả buổi. Vì thế, giáo viên cần có câu hỏi gợi mở để phá vỡ những rào chắn, những bức tường ngăn cách nơi các em. Hội trường rất thích thú khi thầy cho nghe một đoạn băng ghi âm phát biểu của một học sinh lớp 9 về cách dạy và học tại lớp của em.
4/ Thầy Nguyễn Mạnh Cường: Trước khi thuyết trình, thầy đọc thư của ĐGM Giuse Đinh Đức Đạo - Giám mục phụ tá GP Xuân Lộc kiêm Chủ tịch UBGD trực thuộc HĐGMVN - gửi chúc mừng Đại hội nhóm GCCG Sàigòn.
Đi vào chủ đề, thầy Cường cho rằng, trước khi tìm hiểu HS là ai thì thầy cô phải biết mình là ai? Theo thầy:
- Thầy là bạn đồng hành của trò: Như Chúa Giêsu là bạn của các tông đồ “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15, 15). Bạn hữu thì có thể sẻ chia mọi điều cho nhau biết, những điều không thể nói ngay cả với những người thân trong gia đình. Như trước đây, người ta bàn nhiều về ‘thầy là trung tâm hay trò mới là trung tâm’ trong giáo dục. Nếu là đồng hành của nhau thì cả thầy và trò đều là trung tâm.
- Làm sao để phá vỡ rào cản tâm lý để trò có thể đối thoại với thầy? Có người làm luận văn về GD học nói đã làm rất nhiều cách mà trò vẫn không cởi mở với mình. Như vậy thầy phải chuẩn bị, phải chờ đợi trò đến với mình như trong dụ ngôn 5 cô trinh nữ khôn ngoan kiên nhẫn đợi chờ chàng rể.
- Thầy có thể học gì từ học sinh? Một học sinh Mỹ 12 tuổi đã phát biểu với thầy cô, cha mẹ: “Chăm sóc cho chúng tôi là chăm sóc cho chính các bạn, khi các bạn già yếu thì ai sẽ chăm sóc cho các bạn, nếu không phải chính chúng tôi?”. Khi thánh Giuse và Đức Mẹ tìm thấy Chúa Giêsu ở Đền thờ, Tin Mừng nói: “(46)Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. (47)Ai nghe cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu (Lc 2, 46-47).
- Tại sao tôi phải trở thành thầy giáo? Có người thành nhà khoa học vì tiếng gọi của tự nhiên, của thiên nhiên hay của xã hội. Tiếng gọi của người thầy xuất phát từ đâu, có phải từ HS? Đó là ơn gọi, lời mời gọi qua âm thanh học trò của chúng ta. Tiếng gọi đó cho ta niềm tin, sự trợ lực để chúng ta không thất vọng…
- Nếu có 1 học trò Giêsu trong lớp của tôi, làm sao để tôi nhận biết?
Phần 3. Chương trình cho năm 2015
Thầy Vũ Qwuang Tuyên đã giới thiệu các chủ đề sinh hoạt trong năm 2015 như sau:
Sinh hoạt theo quý
- Quý I CN 4/1/2015: Lối học của trò và cách dạy của thầy
- Quý II CN 5/4/2015: Những đặc điểm tâm lý cần được quan tâm nơi học sinh
- Quý III CN 5/7/2015: Học trò nghèo
- Quý IV CN 4/10/2015: Thầy là người lãnh đạo
Ngoài ra sẽ tổ chức các buổi du lịch, dã ngoại hè, các khóa SEED nhằm giúp thầy cô khám phá và phát triển bản thân
Sinh hoạt theo khối:
- Khối Hưu trí: Hiệp dâng Thánh lễ vào mỗi Chúa nhật đầu tháng tại TTMV, từ 8g30-11g30
- Khối Trung học: Sinh hoạt 2 lần/năm.
- Khối Tiểu học: Họp mặt 2 lần/năm
- Khối Mầm non: Họp mặt 1 lần vào dịp khai giảng năm học mới
- Khối Cao đẳng - Đại học: Gặp gỡ nhau vào CN thứ 2 các tháng lẻ.
Phần 4: Lời tri ân với cha Phêrô Hiền và cha Giuse Thụ
Sau khi giới thiệu chủ đề sinh hoạt 2015, thầy Tuyên - trưởng nhóm GCCG - thông báo cho quý thầy cô biết: “Đức TGM Phaolô đã ủy nhiệm cha Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ đồng hành với nhóm GCCG Sàigòn. Nối tiếp, cô Maria Kim Xuân - trưởng khối Hưu trí - thay mặt thầy cô có lời tri ân đến cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, đồng thời vui mừng có cha Giuse Thụ tiếp tục đồng hành với nhóm Giáo chức.
Cha Phêrô có đôi lời ngắn gọn cảm ơn cha Giuse Têrêsa đã nhận lời đồng hành với nhóm GCCG, để giúp đỡ mảng Giáo dục cho Giáo phận, vì cha Giuse Têrêsa có khởi điểm rất thuận lợi là tấm lòng tha thiết với sự nghiệp Giáo dục. Cha Phêrô cũng cảm ơn quý cha, quý Sư huynh, quý soeur đồng hành với các khối và tất cả quý thầy cô đã cùng sát vai nhau vượt qua những khó khăn để duy trì sinh hoạt nhóm.
Đến tham dự có cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc TTMV, nguyên linh mục đồng hành của nhóm GCCG; Cha Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ - chánh xứ Trung Bắc kiêm tân linh mục đồng hành nhóm GCCG. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, S.J. - Linh mục đồng hành khối Cao đẳng-Đại học; cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP - Linh mục đồng hành khối Hưu trí; Sư huynh Giuse Trần Trung Lập và Soeur Linh Chi (Dòng Đức Bà) - đồng hành khối Trung học; Soeur Elisabeth Nguyễn Thị Tốt, SPC - đồng hành khối Mầm Non, cùng hơn 100 giáo chức thuộc các khối.
Chương trình Đại hội gồm 4 phần:
Phần 1: Thảo luận theo khối
Sau phần tập hát đầu giờ, thầy Lê Minh Hà gợi ý 2 câu hỏi thảo luận về học trò như sau:
- Tôi mong muốn các em thành người như thế nào?
- Đặc điểm tâm lý, theo lứa tuổi của các em như thế nào?
- (Xem hình: TẠI ĐÂY)
+ Khối Mầm non: Muốn các em phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, nhân cách, giữ vệ sinh bản thân và biết quan tâm tới người khác…
Tâm lý các em: Hồn nhiên, ngây thơ, thích được chú ý và quan...
+ Khối Tiểu học: Muốn các em được giáo dục về nhân bản và tâm linh, đạo đức và kiến thức để phát triển hài hòa về nhân cách, kiến thức, kỹ năng. Muốn các em được sống hạnh phúc, không bị rập theo khuôn mẫu, không bị gò ép…
Tâm lý các em: Hồn nhiên, đơn sơ, hiếu động, nghịch phá, ham hiểu biết, không thích tập trung căng thẳng, ít mắc cỡ, thích được khen thưởng, muốn khẳng định bản thân…
+ Khối Trung Học: Muốn các em sống không ích kỷ, cởi mở, tự chủ bản thân, can đảm, tự học…
Tâm lý các em: Thích tập làm người lớn, nhút nhát nhưng lại ngông cuồng. Muốn tỏ ra hiểu biết và cái tôi lớn nhưng nóng tính, không làm chủ được cảm xúc, không hiểu biết nhiều về giới tính…
+ Khối Hưu trí: Tiếp tục nêu những ý chính đặc sắc cho 2 câu trả lời trên.
Vì không đủ thời gian nên nhiều nhóm lỡ dịp trình bày cho mọi người những ý kiến trong nhóm của mình.
Trước khi chuyển sang phần 2, hội trường sôi động hẳn lên với vũ điệu “Tôi Chọn Giêsu” do cô Kim Chung làm mẫu.
Phần 2. Thuyết trình
1/ Thầy Vũ Quang Tuyên: Trả lời câu hỏi “Học trò của tôi, em là ai?”. Theo thầy, dưới góc nhìn triết lý giáo dục, em là người. Con người với những phẩm chất cao quý: có tự do, khác biệt nhau, liên đới và liên quan với nhau, có trách nhiệm với nhau… Thầy giải thích thêm: “Dù thân xác có bị giam giữ nhưng tâm trí vẫn tự do, nên cần hướng dẫn để các em không lợi dụng tự do để làm tổn hại người khác… Lời khuyên răn không có tác dụng bằng chính việc làm cụ thể. Ngoài ra, cũng để ý hoàn cảnh sống của các em, bởi trong một lớp học chỉ có trên mười SV, mà 3 bạn có vấn đề về tâm lý!”.
2/ Cô Hoàng Mai Khanh: Giới thiệu góc nhìn về tâm lý. Cô giải thích: tâm lý các em phát triển theo 4 giai đoạn tuổi: 0-> 3; 3-> 6; 6 -> 12; 12-> 18. Trong đó 2 giai đoạn 3-> 6 và 12-> 18 phát triển rất mạnh:
- Từ 0 đến 3 tuổi: Tiếp thu tất cả và sáng tạo trong vô thức..
- Từ 3 đến 6 tuổi: Lao động có trí thức, tự xây dựng mình, ý thức mình là cá nhân độc lập.
- Từ 6 đến 12 tuổi: Phát triển êm đềm hơn, dễ tiếp thu các giá trị đạo đức, trách nhiệm xã hội…
- Từ 12 đến 18 tuổi: Dần dần hình thành con người và trưởng thành…
3/ Thầy Lê Minh Hà: Trả lời câu hỏi chủ đề dưới góc nhìn dạy học. Thầy trình bày về sự khác biệt của các em. Mỗi em thường chỉ giỏi ở một lãnh vực nhất định mà thôi. Có em giỏi đọc, có em giỏi viết hay nói, có em giỏi về lĩnh vực xã hội… Từ sự khác biệt đó, thầy cô và cha mẹ phải:
- Tôn trọng và đón nhận những sự khác biệt của các em.
- Từ đó, tuỳ theo đối tược và các tính khác nhau, giao viên sẽ có nhận định và đánh giá các em khác nhau.
- Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hoạt động nhóm, phương tiện nghe nhìn….
- Hướng dẫn cách học và tự học tuỳ theo khả năng của các em.
Thông thường học sinh lớn tuổi chỉ tập trung tốt nhất trong 15 phút đầu tiên. Học sinh dưới 10 tuổi thì số phút các em tập trung tốt nhất là số tuổi +1. Do đó không thể bắt các em ngồi nghe cả buổi. Vì thế, giáo viên cần có câu hỏi gợi mở để phá vỡ những rào chắn, những bức tường ngăn cách nơi các em. Hội trường rất thích thú khi thầy cho nghe một đoạn băng ghi âm phát biểu của một học sinh lớp 9 về cách dạy và học tại lớp của em.
4/ Thầy Nguyễn Mạnh Cường: Trước khi thuyết trình, thầy đọc thư của ĐGM Giuse Đinh Đức Đạo - Giám mục phụ tá GP Xuân Lộc kiêm Chủ tịch UBGD trực thuộc HĐGMVN - gửi chúc mừng Đại hội nhóm GCCG Sàigòn.
Đi vào chủ đề, thầy Cường cho rằng, trước khi tìm hiểu HS là ai thì thầy cô phải biết mình là ai? Theo thầy:
- Thầy là bạn đồng hành của trò: Như Chúa Giêsu là bạn của các tông đồ “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15, 15). Bạn hữu thì có thể sẻ chia mọi điều cho nhau biết, những điều không thể nói ngay cả với những người thân trong gia đình. Như trước đây, người ta bàn nhiều về ‘thầy là trung tâm hay trò mới là trung tâm’ trong giáo dục. Nếu là đồng hành của nhau thì cả thầy và trò đều là trung tâm.
- Làm sao để phá vỡ rào cản tâm lý để trò có thể đối thoại với thầy? Có người làm luận văn về GD học nói đã làm rất nhiều cách mà trò vẫn không cởi mở với mình. Như vậy thầy phải chuẩn bị, phải chờ đợi trò đến với mình như trong dụ ngôn 5 cô trinh nữ khôn ngoan kiên nhẫn đợi chờ chàng rể.
- Thầy có thể học gì từ học sinh? Một học sinh Mỹ 12 tuổi đã phát biểu với thầy cô, cha mẹ: “Chăm sóc cho chúng tôi là chăm sóc cho chính các bạn, khi các bạn già yếu thì ai sẽ chăm sóc cho các bạn, nếu không phải chính chúng tôi?”. Khi thánh Giuse và Đức Mẹ tìm thấy Chúa Giêsu ở Đền thờ, Tin Mừng nói: “(46)Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. (47)Ai nghe cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu (Lc 2, 46-47).
- Tại sao tôi phải trở thành thầy giáo? Có người thành nhà khoa học vì tiếng gọi của tự nhiên, của thiên nhiên hay của xã hội. Tiếng gọi của người thầy xuất phát từ đâu, có phải từ HS? Đó là ơn gọi, lời mời gọi qua âm thanh học trò của chúng ta. Tiếng gọi đó cho ta niềm tin, sự trợ lực để chúng ta không thất vọng…
- Nếu có 1 học trò Giêsu trong lớp của tôi, làm sao để tôi nhận biết?
Phần 3. Chương trình cho năm 2015
Thầy Vũ Qwuang Tuyên đã giới thiệu các chủ đề sinh hoạt trong năm 2015 như sau:
Sinh hoạt theo quý
- Quý I CN 4/1/2015: Lối học của trò và cách dạy của thầy
- Quý II CN 5/4/2015: Những đặc điểm tâm lý cần được quan tâm nơi học sinh
- Quý III CN 5/7/2015: Học trò nghèo
- Quý IV CN 4/10/2015: Thầy là người lãnh đạo
Ngoài ra sẽ tổ chức các buổi du lịch, dã ngoại hè, các khóa SEED nhằm giúp thầy cô khám phá và phát triển bản thân
Sinh hoạt theo khối:
- Khối Hưu trí: Hiệp dâng Thánh lễ vào mỗi Chúa nhật đầu tháng tại TTMV, từ 8g30-11g30
- Khối Trung học: Sinh hoạt 2 lần/năm.
- Khối Tiểu học: Họp mặt 2 lần/năm
- Khối Mầm non: Họp mặt 1 lần vào dịp khai giảng năm học mới
- Khối Cao đẳng - Đại học: Gặp gỡ nhau vào CN thứ 2 các tháng lẻ.
Phần 4: Lời tri ân với cha Phêrô Hiền và cha Giuse Thụ
Sau khi giới thiệu chủ đề sinh hoạt 2015, thầy Tuyên - trưởng nhóm GCCG - thông báo cho quý thầy cô biết: “Đức TGM Phaolô đã ủy nhiệm cha Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ đồng hành với nhóm GCCG Sàigòn. Nối tiếp, cô Maria Kim Xuân - trưởng khối Hưu trí - thay mặt thầy cô có lời tri ân đến cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, đồng thời vui mừng có cha Giuse Thụ tiếp tục đồng hành với nhóm Giáo chức.
Cha Phêrô có đôi lời ngắn gọn cảm ơn cha Giuse Têrêsa đã nhận lời đồng hành với nhóm GCCG, để giúp đỡ mảng Giáo dục cho Giáo phận, vì cha Giuse Têrêsa có khởi điểm rất thuận lợi là tấm lòng tha thiết với sự nghiệp Giáo dục. Cha Phêrô cũng cảm ơn quý cha, quý Sư huynh, quý soeur đồng hành với các khối và tất cả quý thầy cô đã cùng sát vai nhau vượt qua những khó khăn để duy trì sinh hoạt nhóm.
Thánh lễ
Đại hội kết thúc bằng Thánh lễ đồng tế mừng kính Các Thánh Tử Đạo VN do cha Phêrô chủ tế.
Cha Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ chia sẻ Tin Mừng, ngài diễn giảng: Khi suy niệm Tin Mừng CN XXXIII TN, giúp chúng ta chiêm ngắm những “Thánh Tử Đạo” đang hiện diện nơi đây, đó là những người được Thiên Chúa giao những nén bạc để sinh lời. Các Thánh Tử Đạo ngày xưa dám tưới máu đào cho Tin Mừng nở hoa trên mảnh đất VN này, không phải vì các Ngài có nhiều kiến thức về đạo, nhưng chính bởi kinh nghiệm đức tin của các Ngài. Khởi đi từ kinh nghiệm đức tin, kinh nghiệm tình yêu, tin và chết cho tình yêu của Thiên Chúa, hy sinh để bảo vệ tình yêu của Thiên Chúa… Do đó, nếu thầy cô không cảm nghiệm được tình yêu thì không thể làm cho học sinh có được lòng yêu thương. Nói thầy cô là người đang tử đạo không phải là lý thuyết, bởi không dễ để có được những cảm nghiệm quý giá này. Có những cái tôi khác được dán nhãn - nhãn thầy, soeur, cha… - vậy mình sống với Thiên Chúa bằng cái tôi nào? Khi nào tôi đọc được kinh nghiệm “tôi là tôi”, khi đó tôi mới có được kinh nghiệm “bạn là bạn”, “em là em” và chúng ta mới có thể đồng hành. Kinh nghiệm về mình sẽ mở ra kinh nghiệm về học sinh. Đọc lại hạnh 118 Thánh Tử Đạo, thấy các Ngài có kinh nghiệm sống với xóm làng, với xã hội, với vua quan triều đình… như vậy các Ngài mới dám dấn thân trở thành 1 hạt mầm đức tin. Đọc được như vậy, thì có thể thấy các chứng nhân đức tin ngay trong hội trường này…”
Sau Thánh lễ, cộng đoàn chụp hình lưu niệm và ăn nhẹ trong tiếng cười nói rộn ràng của một ngày hội, lưu luyến hẹn gặp lại trong các buổi sinh hoạt trong năm 2015, từ 8g30-11g30 tại TTMV vào đầu mỗi quý.
(Đọc trên tgpsaigon.net: TẠI ĐÂY )
Đại hội kết thúc bằng Thánh lễ đồng tế mừng kính Các Thánh Tử Đạo VN do cha Phêrô chủ tế.
Cha Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ chia sẻ Tin Mừng, ngài diễn giảng: Khi suy niệm Tin Mừng CN XXXIII TN, giúp chúng ta chiêm ngắm những “Thánh Tử Đạo” đang hiện diện nơi đây, đó là những người được Thiên Chúa giao những nén bạc để sinh lời. Các Thánh Tử Đạo ngày xưa dám tưới máu đào cho Tin Mừng nở hoa trên mảnh đất VN này, không phải vì các Ngài có nhiều kiến thức về đạo, nhưng chính bởi kinh nghiệm đức tin của các Ngài. Khởi đi từ kinh nghiệm đức tin, kinh nghiệm tình yêu, tin và chết cho tình yêu của Thiên Chúa, hy sinh để bảo vệ tình yêu của Thiên Chúa… Do đó, nếu thầy cô không cảm nghiệm được tình yêu thì không thể làm cho học sinh có được lòng yêu thương. Nói thầy cô là người đang tử đạo không phải là lý thuyết, bởi không dễ để có được những cảm nghiệm quý giá này. Có những cái tôi khác được dán nhãn - nhãn thầy, soeur, cha… - vậy mình sống với Thiên Chúa bằng cái tôi nào? Khi nào tôi đọc được kinh nghiệm “tôi là tôi”, khi đó tôi mới có được kinh nghiệm “bạn là bạn”, “em là em” và chúng ta mới có thể đồng hành. Kinh nghiệm về mình sẽ mở ra kinh nghiệm về học sinh. Đọc lại hạnh 118 Thánh Tử Đạo, thấy các Ngài có kinh nghiệm sống với xóm làng, với xã hội, với vua quan triều đình… như vậy các Ngài mới dám dấn thân trở thành 1 hạt mầm đức tin. Đọc được như vậy, thì có thể thấy các chứng nhân đức tin ngay trong hội trường này…”
Sau Thánh lễ, cộng đoàn chụp hình lưu niệm và ăn nhẹ trong tiếng cười nói rộn ràng của một ngày hội, lưu luyến hẹn gặp lại trong các buổi sinh hoạt trong năm 2015, từ 8g30-11g30 tại TTMV vào đầu mỗi quý.
(Đọc trên tgpsaigon.net: TẠI ĐÂY )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét