Sáng 12/1/2013, Tiểu ban Giáo lý Dự tòng Tgp. Sài Gòn đã có buổi họp mặt
đầu năm tại Toà TGM. Gần 100 giáo lý
viên phụ trách công tác mục vụ dự tòng đã về tham dự. Cha Ignatio Nguyễn Văn Đức,
phụ tá GX Chợ Đũi đã dâng lễ tạ ơn và cầu nguyện cho anh chị em và các dự tòng.
Mở đầu buổi họp mặt là phần chia sẻ kinh nghiệm và những vui buồn trong
công tác đồng hành với người dự tòng. Trong phần giảng lễ, mọi người chia sẻ
thêm về Lời Chúa theo gợi ý của cha chủ tế. Sau thánh lễ mỗi người đều nhận được
quà tặng là Lộc thánh đầu xuân và một đĩa CD-MP3, bộ sách nói Cựu Ước. Ngoài ra
còn một số quà tặng khác cho những người rút được số may mắn.
Được biết tiểu ban GLDT hàng tháng đều có sinh hoạt vào sáng thứ Bảy, tuần
II, tại Toà TGM. Trong Bản chỉ dẫn của Ban Giáo lý TGP có nêu:
“ 1. Nhận định
chung
1.1. Về Giáo
lý Dự tòng
Việc gia nhập
Kitô giáo của anh chị em Dự tòng là một tiến trình NGHE dẫn tới
TIN. Tiến trình này khởi đi từ ý thức về kinh nghiệm sống làm người của
họ, được đối chiếu với kinh
nghiệm của những người tín hữu mà họ có được nhờ hiểu biết con người, hiểu biết
cuộc đời, và giáo huấn của Đức Kitô, do các giáo lý viên chia sẻ và làm chứng.
Sự hiểu biết được bổ sung trong
kinh nghiệm cầu nguyên và cử hành phụng vụ, trong đời sống cộng đoàn, thể hiện
qua sự thay đổi não trạng và cách sống theo các giá trị Tin Mừng.
1.2. Về Giáo lý viên Dự tòng
Giáo lý viên
Dự tòng không chỉ là một thầy dạy, nhưng trước tiên phải là một chứng
nhân và một người bạn đồng hành. Họ chia sẻ cho người dự tòng kinh nghiệm sống
và sự sống mới mình nhận được từ Đức Kitô cho các dự tòng và họ không thể cho
cái mình không có.”
Dưới đây là lược ghi một số ý kiến phát biểu và lược ghi bài giảng của cha chủ
tế trong buổi họp mặt đầu năm này:
Phần chia
sẻ kinh nghiệm
- - Thầy Thanh: khi người ta thấy mình gần gũi, họ hỏi
rất nhiều, nghe trả lời xong dẫn thêm người khác tới học. Họ thấy giữa các thầy,
các cha không có gì phân biệt vì đều mặc tu phục giống nhau, có khi người giúp
việc ăn mặc lịch sự hơn cả cha, thầy…
- - 1 GLV ở GX Thiên Ân: anh đã giãi bày những khó khăn khi phải lo cho các
dự tòng đến nỗi phải ‘bỏ bê’ cả việc nhà. Vắng quá thì vợ
cằn nhằn (vợ anh đứng gần bên) nhưng đến lúc chính mình cảm thấy mệt mỏi chán nản muốn buông xuôi
thì người vợ ấy lại là nguồn động viên…
- - Anh Yên: một buổi dạy GL dự tòng, buổi sau kết hợp
dạy GL hôn nhân, vì bản chất GLDT và GLHN đều là tình yêu: yêu Chúa và yêu người.
GLV phải siêng năng cầu nguyện và học hỏi tìm tòi. Lần đó, khi nghe con mình kể
lại những phong tục về cưới hỏi, thờ cúng ông bà, do nghe được từ giảng viên, cha
mẹ người đó đã xin gặp giảng viên để tìm hiểu thêm về các phong tục tập quán. Sau
đó cha mẹ này đã dẫn thêm sui gia và con cái khác đến để xin học. Khi mãn khoá,
đại gia đình đó Rửa tội cả thảy 10 người…
- - Anh Mễ: đồng hành với dự tòng 8 năm, nhưng chỉ 5
năm về sau mới cảm thấy công việc có hiệu quả. Khi soạn bài thường vào các trang
mạng Công giáo, như trang DCCT chẳng hạn, để sưu tầm học hỏi rồi tìm các dữ liệu,
chất liệu có liên quan tới đề tài sắp giảng. Phải quan tâm nhiều tới dự tòng, họ
hụt hẫng về kiến thức và đức tin lại phải sống xa gia đình, công việc thì vất vả
mà thu nhập khón khăn…Ngày đi làm, tối đến lớp vẫn còn mệt mỏi mà giảng viên
nói nhiều quá, khô khan quá làm họ mỏi mệt thêm… Phải cô đọng bài lại kết hợp với
sinh hoạt ngoài trời... Cần hướng dẫn họ mở Kinh Thánh cho thuần thục, dạy Giáo lý kết
hợp với dạy Phụng vụ (ý nghĩa mỗi phần trong thánh lễ, ý nghĩa Dấu Thánh giá…),
khi mãn khoá cho họ viết cảm tưởng và lượng giá về khoá học để các giảng viên
rút kinh nghiệm…
Phần giảng
lễ:
- … Câu hỏi 1: … Cái khó là trình bày Thiên Chúa như thế nào, Thiên Chúa là ai? Nghe hướng dẫn về Thiên Chúa rồi,các anh chị nghĩ người dự tòng hiểu Thiên Chúa như thế nào?
- … Câu hỏi 1: … Cái khó là trình bày Thiên Chúa như thế nào, Thiên Chúa là ai? Nghe hướng dẫn về Thiên Chúa rồi,các anh chị nghĩ người dự tòng hiểu Thiên Chúa như thế nào?
(Ý kiến chia sẻ: thường người ta coi
Thiên Chúa như một cái kho để phân phát các ơn …)
- Câu hỏi 2: Sau khi họ tìm hiểu về Thiên Chúa rồi thì Thiên Chúa đó lưu lại với họ bao lâu? Làm sao để Thiên Chúa tiếp tục hiện diện nơi những người đó?
- Câu hỏi 2: Sau khi họ tìm hiểu về Thiên Chúa rồi thì Thiên Chúa đó lưu lại với họ bao lâu? Làm sao để Thiên Chúa tiếp tục hiện diện nơi những người đó?
(Ý kiến chia sẻ: trước khi
giới thiệu cho họ về Thiên Chúa phải làm cho họ khát khao muốn tìm hiểu về Thiên
Chúa … Sau khi được Rửa tội, giúp họ hoà nhập với Giáo hội địa phương, giữ liên
lạc với họ… Những lần họp mặt sau các khoá Rửa tội, các bạn tân tòng nơi GX đều trở về
tham dự đông đủ, họ còn rủ nhau đến thăm giảng viên ngày tết…)
- Câu hỏi 3: Khi đón nhận Bí tích
Rửa tội thì điều gì, hành vi gì, dấu ấn gì thiêng liêng nhất, tác động tới người
tân tòng nhiều nhất?
(Ý kiến chia sẻ: Phải có Đức tin
và lúc đổ nước…)
Bài Tin mừng hôm nay (Lc 3, 15-16.21-22) chính là trả lời những câu hỏi
đó . Tôi hiểu Thiên Chúa theo một trình tự, khởi đầu là Đấng Bao la vô cùng, xa
vời vô cùng rồi lần lần cụ thể thành Thiên Chúa nhập thể làm người, hiện hữu với
chúng ta. Hiện hữu nơi một dân tộc đến một gia đình, đến máng cỏ, đến Thánh giá
đến Mình Thánh và sau cùng Thiên Chúa đó tan biến trong mỗi con người…
Khi thánh Gioan làm Phép Rửa cho Chúa Giê-su,thì các tầng trời mở ra,
có chim bồ câu hiện xuống, có tiếng từ trời phán ra. Các dự tòng chịu Phép Rửa là
được Kitô hoá, được nhận biết Chúa Kitô để sống theo Chúa Kitô. Nếu chúng ta cầu
nguyện cho họ và giúp họ cầu nguyện thì Phép Rửa nơi họ cũng xảy ra cuộc thần
hiện thiêng liêng…
Chúa xuống sông Gióc-đan và đã đi lên để rao giảng, còn chúng ta, sau
khi được Rửa tội, có đi lên như Chúa hay không? Có sẵn sàng làm con cái Chúa không?...
(Hình do Tiều ban GLDT chụp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét