(05/07/2012 19:00
PM) |
ĐỨC GIÊSU VỀ
THĂM NADARÉT CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM B (08/07/2012)
[Ed
2,2-5; 2 Cr 12,7-10; Mc 6,1-6]
1.-
Ngữ cảnh Ngay từ đầu Tin Mừng, tác giả Máccô cho
thấy Đức Giêsu hành động với uy quyền trước toàn dân (1,16–3,12). Nhưng sau đó,
những trở ngại đã xuất hiện: thân nhân Người đi bắt Người về, vì cho rằng Người
đã mất trí (3,21); các kinh sư thì nói rằng Người bị quỷ vương Bêendêbun ám và
dùng quyền của nó mà trừ quỷ (3,22); bằng kiểu diễn tả bóng bảy, Người đã nói
đến sự cứng lòng của dân Israel (4,11-12); trận bão trên biển không nhận chìm
được con thuyền của Người, là mộthình ảnh cho hiểu là sứ vụ của Người
sẽ gặp nhiều khó khăn (4,35t), nhưng vẫn đứng vững; yêu cầu của dân Ghêrasa cũng
ở trong chiều hướng ấy (5,17). Bài tường thuật chuyến về thăm Nadarét cũng nói
đến thái độ không tin của người dân Nadarét, khiến họ không chấp nhận Đức Giêsu
(6,1-6). Như thế, truyện này tóm tắt một vài đề tài đã được triển khai trong các
phân đoạn trước: tư cách môn đệ và lòng tin, Đức Giêsu là thầy và là vị làm phép
lạ, sự hiểu lầm và sự loại trừ Đức Giêsu. 2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành bốn phần: 1) Đức Giêsu về quê và giảng dạy
ngày sa-bát (cc.1-2a); 2) Các thính giả vấp phạm về Người (cc. 2b-3); 3)
Sự cứng lòng tin: đánh giá và kết quả (cc. 4-6a); 4) Đức Giêsu tiếp tục ra
đi (c. 6b). 3.- Vài điểm chú giải - quê quán
của Người (1): Đây là Nadarét thuộc miền Galilê (1,9), cách hồ Ghênêsarét
khoảng 30 cs về phía tây. Vào thời đó, Nadarét chỉ là mộtlàng nhỏ,
không quan trọng gì (x. Ga 1,46). Trong Cựu Ước, làng này
không bao giờ được nói đến. Vì làng ở đọ cao 300-400 m trên mặt biển, người ta
có thể nhận ra làng từ xa. - có các môn đệ đi theo (1):
Khi nói đến các môn đệ, tác giả Máccô luôn luôn đưa vào đề tài “đi
theo” (sequela) (x. 2,15; 10,32; 15,41). - bắt đầu giảng
dạy (2) : Ta nhớ lại đoạn 1,21-28 giới thiệu Đức Giêsu là thầy và là người
chữa bệnh. Phản ứng đầu tiên trước sự khôn ngoan và những việc lẫy lừng của
Người là sự ngạc nhiên. Từ đó, câu hỏi đặt ra “Bởi đâu ông ta được như thế ?”
mang tính mỉa mai: trong khi những người đồng hương gắng tìm cho ra danh tánh
của con người Giêsu, thì quyền lực của Người lại bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.
- nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên (2): Phản ứng
này thường xảy ra trước lời giảng dạy (1,22; 11,18), một phép lạ (7,37) hoặc
mộtcâu nói lạ lùng của Đức Giêsu (10,26). Tác giả nhắc đến phản ứng này
với nhận định về sự khôn ngoan của Đức Giêsu để cho thấy Người vừa ban
mộtmạc khải, nhưng dân chúng không tin. - bác
thợ (3) : Từ Hy Lạp tektôn (La-tinh faber) có lẽ phản
ánh từ A-ram naggârâ có thể là một người thợ đóng đồ mộc hoặc là một
người thợ xây dựng. Những người thợ ấy thường đi đây đó. Phải chăng Đức Giêsu
cũng đã đi đây đó, ít sống tại Nadarét? Bản văn dùng mạo tự xác định ho
cho hiểu rằng dân Nadarét đã quen gọi Đức Giêsu như thế. -
con bà Maria (3): Phải chăng câu này cho phép giả thiết là Giuse đã qua
đời? Trong ngữ cảnh ở đây, không có gì bảo đảm là kiểu gọi này có ý nói là Giuse
đã chết cả. Chúng ta ghi nhận là trong TM Máccô, Giuse không bao giờ
được nêu tên. Dù sao, “con bà Maria” đã trở thành tên gọi của Đức Giêsu. Hoặc
tên này được dùng để sỉ nhục, bởi vì người Do Thái được gọi bằng tên của người
cha, hoặc để mỉa mai vì muốn ám chỉ đến mộtcuộc chào đời bất hợp pháp
(con hoang). Nếu trường hợp sau là đúng, thì lời sỉ nhục này lại là
mộtkhẳng định về cuộc sinh hạ trinh khiết. Để ủng hộ cho cách giải
thích này, người ta nêu ra câu hỏi của dân Nadarét về nguồn gốc của Đức Giêsu và
sự kiện Mc tránh nhắc đến người cha. - ngôn sứ có bị rẻ
rúng (4): Có lẽ đây là mộtcâu tục ngữ phát xuất từ Do Thái giáo
nhằm diễn tả kinh nghiệm của các nhà du thuyết Do Thái. Ta có những câu Hy Lạp
tương tự: “Các triết gia khó sống tại quê hương” (Điônê Crisostômô; x.
Epittêtô…). Nhưng ở đây Mc mở rộng câu ngạn ngữ mà áp dụng cho cả gia
đình dòng họ; như thế là nối dài chiều hướng của sự cố được kể ở 3,20t.
4.- Ý nghĩa của bản văn * Đức Giêsu về quê và
giảng dạy ngày sa-bát (1-2a) Đức Giêsu đã rời nhà và vùng ông
Gia-ia ở để về quê, tức là Nadarét. Nhân dịp cử hành phụng tự tại hội đường vào
ngày sa-bát, Người đã giảng mộtbài. Đó là việc Người vẫn thường làm (x.
1,21.39). * Các thính giả vấp phạm về Người (2b-3)
Phản ứng của các thính giả chứng tỏ Đức Giêsu vừa ban mộtmạc khải.
Họ đã nêu ra năm câu hỏi: ba câu liên hệ đến hoạt động của Đức Giêsu (bản thân;
giáo lý; các phép lạ) và hai câu liên hệ đến gia đình dòng họ của Người. Chỉ đức
tin mới nhận biết nguồn gốc đích thực của Đức Giêsu. Người là Con Thiên Chúa.
Đối với những người đồng hương, sự hiểu biết về môi trường sinh sống của Đức
Giêsu là biến thành mộttrở ngại không thể vượt qua. Họ từ khước Đức
Giêsu và không chấp nhận giáo huấn của Người. Sự vấp phạm đó chính là sự cứng
lòng tin của họ. * Sự cứng lòng tin: đánh giá và kết quả
(4-6a) Đức Giêsu xác định lập trường bằng mộtcâu ngạn
ngữ. Câu này vừa giúp Người biện minh cho mình vừa giảm nhẹ tầm mức của các sự
kiện. Các môn đệ (theo Mc, các ông lúc nào cũng đi theo Người) phải học
lấy bài học kinh nghiệm này: không bao giờ được để cho nỗi thất vọng vì bị từ
khước đánh ngã mình. Con Thiên Chúa bị mọi người kể cả gia đình, hiểu lầm, và bị
bỏ cô đơn trong thế gian này. Sự kiện Người không thể làm được phép lạ nào ở quê
hương cho thấy tương quan giữa phép lạ và đức tin. Điều này không có nghĩa là
quyền lực của Đức Giêsu bị hạn chế nhưng có nghĩa là khi ơn cứu độ được ban tặng
trong phép lạ bị từ chối, thì không thể xảy ra phép lạ được. Nếu Đức Giêsu làm
khác là Người không trung thành với sứ mạng của Người. Lời ghi thêm “Người chỉ
đặt tay trên mộtvài bệnh nhân và chữa lành họ” nhằm làm giảm nhẹ nét
tiêu cực nơi những gì được nói trước. Nhưng c. 6a kết luận vẫn ghi nhận sự cứng
lòng tin và sự ngạc nhiên của Đức Giêsu. * Đức Giêsu tiếp tục
ra đi (6b) Tuy nhiên, thất bại này vẫn không làm Đức Giêsu chán
nản chùn bước. Người tiếp tục ra đi như Người đã nói với các môn đệ: “Chúng ta
hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì
Thầy ra đi cốt để làm việc đó” (1,38). + Kết luận
Đức Giêsu trở lại quê hương Nadarét. Người vào hội đường để giảng dạy, tức
là thi hành sứ mạng ngôn sứ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, dù đã biết các phép lạ
Đức Giêsu làm và nay vừa nghe Người giảng, dân làng Nadarét lại chỉ coi Người
như là “bác thợ, con bà Maria, anh em của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và
Simôn” (c. 3a) mà thôi. TM Mc cho thấy liên hệ huyết thống cũng như
tình đồng hương không giúp người ta nhận biết Đức Giêsu trong chân tính của
Người. Muốn khám phá ra mầu nhiệm Đức Giêsu, người ta phải để cho chính Người
dẫn dắt và giáo huấn ngày qua ngày. 5.- Gợi ý suy
niệm 1. Vấn đề trọng tâm của bản văn là đức tin. Đức tin giúp con
người có sự khiêm tốn và sẵn sàng lắng nghe giáo huấn của Thiên Chúa và của các
vị sứ giả của Ngài. Cũng chính đức tin giúp người ta nhận biết các việc kỳ diệu
Thiên Chúa đã và vẫn đang làm trong thế giới, để ban ơn cứu độ cho mọi người.
Tại nơi nào con người khép kín lại với Thiên Chúa, khi Ngài đang ngỏ với họ
trong phép lạ, thì phép lạ trở thành chuyện phi lý. Cũng như quyền lực của Ngài
là ơn cứu độ cho chúng ta, thì sự cứng lòng tin của chúng ta là sự bất lực của
Ngài. Điều đó đã được chứng thực tại cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với dân làng
Nadarét: họ đã ngạc nhiên về những gì Đức Giêsu nói, và thế là để vuột mất ý
nghĩa của các lời Người loan báo. 2. Sự từ khước ở Nadarét vẫn tồn
tại. Con người hôm nay, những người Nadarét mới, vẫn đang thấy Đức Giêsu là một
cớ gây ngạc nhiên và vấp ngã. Do sự từ khước của con người hôm nay, hoạt động
cứu thế của Thiên Chúa như bị tắc nghẽn. Bị giam hãm trong các định kiến, họ
không hiểu được cốt lõi tinh túy của sứ điệp, cũng không tạo cơ hội cho các việc
kỳ diệu có thể xảy ra hay cho ơn Chúa có thể đến được với chính họ và người
khác. Từ đây, chúng ta có thể đi đến mộtnhận định: cộng đoàn Kitô hữu
có hai trách nhiệm, bởi vì phải vừa biết nhận ra các ngôn sứ được Thiên Chúa cho
xuất hiện giữa các thành viên của mình, vừa phải hỗ và làm gia tăng ơn Chúa mà
sự hiện diện của họ mang lại. Ý thức này đòi hỏi cộng đoàn phải trở thành
mộttập thể sẵn sàng, trong tư thế cầu nguyện, có cái nhìn khôn ngoan,
để nhận ra các dấu chỉ của Thiên Chúa. Tất cả các điều này không đơn giản: trong
đời sống mỗi ngày, chúng ta ghi nhận rằng cộng đoàn chúng ta đang bước đi giữa
hai đe dọa: một bên, cộng đoàn có thể rơi vào mộtthứ hứng khởi dễ dãi
mà chạy theo bất cứ một chủ trương đổi mới nào, để rồi cuối cùng bị lạc hướng và
bị phân tán; một bên, cộng đoàn dễ bị thu hút bởi xu hướng bất động và sự cứng
ngắc do bám vào một vài điều xác tín nào đó. 3. Người môn đệ của Đức
Giêsu không được nản chí khi gặp thất bại hay chống đối. Nhiệm vụ của họ là cứ
ra đi để rao giảng Lời Chúa, để làm chứng, không nên bận tâm (và nặng lòng) với
kết quả. Họ cần phải nhìn vào Thầy Giêsu mà dấn thân. Như Đức Giêsu, họ cứ quảng
đại làm việc, “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2 Tm
4,2). Niềm vui họ sẽ nhận được khơng phải do kết quả kiểm chứng được, nhưng là
do biết rằng họ đã kiên trì thực huện những điều Thiên Chúa muốn. 4.
Thành kiến là một tật xấu nằm sâu trong tâm khảm con người. Chính tật xấu này
làm cho khả năng đón nhận và loan truyền Lời Chúa bị giới hạn lại. Các Kitô hữu
cần học lấy bài học của thánh Phaolô: “vui khi thấy điều chân thật” (1
Cr 13,6). Đấy là khả năng nhận ra sự thiện hảo tại bất cứ nơi nào nó xuất
hiện, và sẵn sàng nêu lên. Lm. Fx. Vũ
Phan Long, ofm
_______________________________
S
uy niệm - Chia sẻ: Lời Chúa - Các bài
khác
(05/07/2012 18:57
PM) |
st1\:*{behavior:url(#ieooui)
}
NHỮNG CON MẮT THỊT
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM B (08/07/2012) [Ed 2, 2-5; 2 Cr
12, 7-10; Mc 6, 1-6]
|
|
... ... ...
Những con mắt thịt ở trong nhà mình
Về với thực tế quanh ta, với hơn 80 triệu con người thân thương gần gũi
nhất, cùng dòng máu, cùng màu da, cùng trải qua bao cuộc thăng trầm để bảo tồn
nòi giống Tiên Rồng hùng anh Dũng Lạc, để nhìn lại hành trình của Tin Mừng Chúa
Giêsu Cứu Thế. Số phận của Tin Mừng, của các Ngôn Sứ cũng không khác gì số phận
Đức Giêsu ngày ấy. Nhưng niềm tự hào chân chính vẫn trào dâng trong chúng ta vì
máu Các Thánh Tử đạo đã trổ sinh muôn ngàn hạt giống Đức Tin trên mảnh đất nầy.
Tuy nhiên, nếu Tin Mừng ở đâu cũng phải chung số phận chịu tẩy chay,
chịu thanh trừng, thì ở nhà mình, ở đất nước mình chắc hẳn càng không tránh
khỏi. “Thế, thân, ngân, lý” của Tin Mừng và các ngôn sứ Việt Nam chẳng
khác gì “thế, thân, ngân, lý” của Chúa Giêsu Kitô ngày ấy- cũng đã bị
lòng ích kỷ, tính kiêu ngạo, “mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá” tẩy
chay tới mức triệt để. Một phần mười dân số chấp nhận Tin Mừng và chấp nhận đổi
mới chưa đủ làm chứng rằng Chúa Giêsu không bị thanh trừng! Lòng con người đang
đóng kín, không muốn cho ánh sáng chân lý lọt vào, sợ đổi mới, vì họ đang có một
hạnh phúc ảo. Hơn nữa, họ vẫn đang tìm mọi cách để kéo dài hạnh phúc ảo ấy đến
muôn năm! Cái hạnh phúc tức thời của lòng ích kỷ. Là Cha là Mẹ, có lẽ không ai
dám “khôn ba năm dại một giờ” mà “đốt nhà mình để luộc quả trứng ăn
liền cho tương lai cháu con lâm cảnh màn trời chiếu đất”. Cũng vậy, càng
không thể liều lĩnh “đốt sự sống đời đời để luộc cho mình một quả trứng ăn
liền, khoái khẩu” ở đời nầy vậy! Để Tin Mừng được đón nhận trên
quê hương, có người nghĩ rằng: chứng nhân tại một đất nước thắm máu các thánh tử
đạo mà không chấp nhận tử vì đạo thì quả thật là vô lý! Nhưng cách
tử-vì-đạo-cách-có-lợi cho mình và cho Giáo Hội nhất, chắc chắn phải nhờ ơn Chúa
Thánh Thần, phải theo sự hướng dẫn của Giáo Hội, để sống tốt cuộc sống Tin Mừng.
Trong đó, có cả việc cần thiết phải nói cho những kẻ đốt nhà mình hoặc nhà người
khác rằng: quê hương vĩnh cửu của chúng ta không phải ở mảnh đất nầy, ở trần
gian nầy, nhưng là ở một Thiên Quốc vĩnh cửu. Anh có thể ăn một quá trứng luộc
chính bằng cả giang san nầy đi nữa, thì anh có sống đời đời chăng? Có hạnh phúc
đời đời chăng? Đừng cứng lòng, nhưng hãy tin! “Hãy sám
hối và tin và Tin Mừng” Nguyện xin hướng dẫn của Thánh
Phao-lô “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn
vẹn trong sự yếu đuối”(2 Cr 12, 9) giúp chúng con kiên
trì, kiên vững theo bước chân khiêm tốn nghèo hèn của Chúa Giê-su - nhưng rất
mạnh mẽ, để đem hạnh phúc thật cho nhân loại.. Và cùng xác tín với Thánh Phao-lô
rằng: “Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức
mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu
đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu,
chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12, 9-10). PM. Cao Huy Hoàng
___________
Các bài khác:
ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘI GẶP CHÚA
(Nguồn:daobinhducme.net) |
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét