Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

VỌNG THANH NGHE RỢN, HỒN CÔ TỊNH (Trích suy niệm về CN 29/4/2012)

CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH:
Cầu cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục và Tu Sĩ

[Cv 4,8-12; 1 Ga 3,1-2; Ga 10,11-18]


“Vọng thanh nghe rợn, hồn cô tịch
tôi hiểu, lòng anh chửa toại nguyền.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Ga 10, 11-18

“Chửa toại nguyền”, là bởi hồn anh còn cô tịch. “Thanh nghe rợn, là vì tâm trạng nhiều người ở thánh Hội thời tiên khởi vẫn muốn Chúa Chiên tập hợp toàn thể chiên con về chung ràn, như thánh Gioan diễn tả ở trình thuật. Trình thuật nay thánh sử ghi, là ghi về Chúa Chiên Hiền từng khẳng định: “Người chăn chiên tốt, chính là Ta! Người chăn chiên tốt thí mạng sống mình vì chiên.” (Ga 10: 11) Nói xong, Ngài lại tiếp:“Ta còn những chiên khác không thuộc ràn này; các chiên ấy, Ta cũng phải chăn dắt.” (Ga 10: 16) Nói lên điều này, Chúa muốn nói đến các giáo hội cùng tin một Chúa vẫn ưu tư chuyện đại kết, rất hài hoà. Suy về điều ấy, tưởng cũng nên biết thêm một chút lịch sử về nguồn gốc các chiên ràn, khác chánh kiến.

Thật ra, thì sự khác biệt giữa các chiên ràn thời tiên khởi do có ly tâm phân rẽ bên trong giáo hội cũng đáng buồn. Đó, là thời mà nhiều nhóm hội/đoàn thể tuy cùng tin một Chúa, nhưng lại chủ trương phụng vụ và luật lệ theo cách khác. Các ngài đã ứng đáp với tình hình Hội thánh lúc ban đầu theo cung cách rẽ chia/phân lìa mãi hôm nay. Lịch sử Đạo còn cho thấy: Hội thánh đã có những đoạn đường lịch sử có chứng tích rất đa dạng. Thế nên, cho đến hôm nay, đạo hữu theo chân Chúa vẫn ấp ủ đường hướng giáo dục vẫn qui về “hội thánh duy nhất, thánh thiện” chỉ mỗi Công giáo mình để rồi lại sẽ bảo rằng ngay từ đầu, Hội thánh không đấu tranh giành phần cho phe nhóm nào hết. Nhưng, sự thật không phải thế. Từ ban đầu, Hội thánh mang nhiều dạng thức rất khác biệt. Và, đó chính là lý do khiến thánh Hội của ta cứ mãi đề cập đến chuyện tập họp chiên ràn làm một để Chúa ấp ủ, suốt mai ngày.

Ở thời rất sớm, kiều dân Do thái đã phải nổi lên chống báng ngoại bang để rồi kết thúc bằng một trận chiến kéo dài từ năm 66 đến 70. Lúc ấy, là thời kỳ thành thánh Giêrusalem bị ngoại xâm phá huỷ đến tan tành. Mọi Kitô hữu, đều tản mác đi khắp chốn. Và, dấu vết các ngài để lại, đã được tìm thấy ở Galilê và Syria, cũng rất nhiều. Duy, mỗi cộng đoàn thánh Phaolô gồm kiều bào Do thái là rớt lại đến ngày nay. Và, có thể nói mà không sợ quá lời rằng: tín hữu con dân Chúa sống còn đến hôm nay là cánh tay nối dài của cộng đoàn thánh Phaolô nói đến vào thời này.

Từ ban đầu, kiều dân Do thái đã phải giáp mặt với nhiều khó khăn mới, một trong số đó là ngóng đợi ngày Chúa quang lâm vẫn muốn Ngài lại đến với họ một lần nữa mới toại nguyện. Nhưng, chuyện này xem ra không xảy đến. Phải chăng đó là niềm hy vọng viển vông, không thật? Hoặc, tín hữu dân con Chúa vẫn phải sống chuỗi ngày dài không thấy Chúa trở về lại với mình như lịch sử chứng minh, phải chăng đó là sự thật rất khách quan? Và, con dân Đạo Chúa ra như đã và đang lao mình vào với nền văn hoá của ngoại bang, vốn là chuyện rõ như ban ngày. Kết cuộc là, các thánh đã đánh mất đi căn tính tư riêng của mình, cũng là điều dễ hiểu.

Kịp đến thế kỷ thứ hai, dân con/tôi tớ Chúa không còn sốt sắng sống đời thực tế mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 3 các ngài mới bắt đầu sở hữu đất đai, sinh hoạt trong các hang toại đạo, nơi phụng thờ và ở đền thánh; để rồi, biến các nơi ấy thành chốn thánh thiêng đặc biệt dành cho Chúa. Cũng mãi về sau, các thánh mới triển khai tín lý của Giáo hội mình gồm một số tín điều rất mới, như: Đức Mẹ Đồng Trinh sạch sẽ, hoặc lời khuyên bảo hãy chết đi cho tội lỗi, để rồi tất cả sẽ trỗi dậy mà đạt chốn hạnh phúc rất miên trường. Mãi về sau, ý niệm về một Hội thánh duy nhất, thánh thiện và chính thống đã từ từ hội nhập vào lòng tin qua giải thích khác biệt.

Từ buổi đầu cho đến giữa thế kỷ thứ tư, đã thấy sự xuất hiện một đế chế gọi là triều đại Constantine, vị hoàng đế khá nổi danh với lời tuyên bố sẽ châm chước cho các Kitô-hữu sống trong đế quốc của ông cả ở trời Đông lẫn phương Tây. Và, ông cho phép mọi người được tự do chọn lựa niềm tin theo ý mình. Kể từ đó, Đạo Chúa trở thành thực thể xã hội sống động. Nhưng, đó chỉ là “văn bản” niềm tin vào Chúa được Constantine chuẩn thuận, mà thôi. Trong khi đó, hầu hết mọi tôn giáo khác, dù cùng tin một Đức Kitô, đều đã phải đi vào chốn âm thầm lặng lẽ, hoặc biến dạng.

Từ quá trình nền tảng được coi như địa bàn soi dọi lối sống đạo và hành xử theo cung cách đạo hạnh, lại thấy xuất hiện một giáo phái mang nhãn hiệu “chính thống”, rất công khai. Trước đó không lâu, một số vị đã tỏ ra không ít thì nhiều đã mang tính tích cực hơn về các chủ đề có liên quan đến người Do thái. Những người khác, không nhiều thì ít, cũng chứng tỏ rằng mình thuộc cộng đoàn thánh Phaolô, nên đã ít nhiều gắn bó với thể chế có kinh nghiệm đạo hạnh khác nhau. Có nhiều bạn đạo, lại đã tham gia dấn bước nhiều hơn vào với tín điều và công thức niềm tin tư riêng. Cuối cùng thì, với triều đại Constantine, một điều khiến Đạo Chúa nối kết hài hoà với nhau, là lập trường khá chính thuần. Duy, chỉ mỗi giáo phái tự cho mình là chính thống ngay từ đầu, mới có cơ phát triển/phổ biến giáo huấn chủ trương rằng Đức Kitô vừa mang Thiên tính, vừa có tính “người” hơn ai hết. Chính Chúa là Đấng duy chỉ một, nhưng Ngài lại gồm những Ba Ngôi. Kịp đến cuối thế kỷ thứ 2, là thời mà nhóm chính thống tiên khởi tồn tại, lại thấy có nhóm khác đi vào giòng “lịch sử âm thâm/trầm lặng” đến độ không ai còn nhớ đến.

Đôi lúc, nhiều người nhận thấy phần đông các tín hữu Công giáo hiểu rất ít hoặc chẳng sở đắc kiến thức nào về lý lịch Đạo mình. Thậm chí có vị chỉ có trong đầu vài ba ý tưởng lờ mờ về nhóm Cải Cách tách biệt khỏi Hội thánh Công giáo, thôi. Và họ coi như “chỉ mình họ” là nhóm/hội thừa hưởng tính chính thuần sau nhiều luận tranh, giành quyền rất kéo dài, và phía còn lại ở đầu bên kia Đạo Chúa, toàn những sai sót hết. Và người nhà Đạo của ta, cứ thế cho rằng Chúa Chiên HIền Lành là đặc sản/đặc trưng của nhóm Đạo mình thôi. Kỳ thực, mọi chuyện đều không phải thế.

Quả là thời đó, trong số các đạo hữu dấn bước theo chân Đức Kitô, có nhiều điều rất khác biệt. Và, có một số điều ta không tài nào hoá giải được. Thế nên, có lẽ vì vậy mà ta vẫn ước ao làm sao có được tình đại kết, gắn bó. Vẫn nguyện cầu cho đại kết thành hiện thực. Và nhất là, cố chờ cho sự thể này được xảy đến cũng rất chóng. Chừng như mọi người chỉ biết mỗi điều, là: ta vẫn chưa biết cách làm thế nào để tất cả kitô-hữu, tức các kẻ tin vào Chúa, có thể đến với nhau làm “một” mà không cần tranh giành, biện giải. Đến với nhau, để thấy rằng: thời buổi qua, các đấng bậc ở trên cao cũng rối bời đầy tranh chấp về hầu hết các vấn đề thuộc mọi khía cạnh.

Chuyện như thế, lại đã ảnh hưởng lên tâm tưởng ta vẫn có về Đức Chúa. Trên thực tế, điều đó còn ảnh hưởng lên ý tưởng mà mọi người vẫn có về Chúa. Và, phần lớn các tranh luận của cộng đoàn thánh hội thời tiên khởi, thường là: hãy nên coi lại ảnh hình ta có về Đức Chúa (hoặc Đức Giêsu) là Chúa Chiên Hiền Từ, với mọi người. Tất cả, đều có khó khăn với loại ảnh hình khá “nặng nề” về Chúa. Bởi, họ đều muốn một loại ảnh hình về Đức Chúa thôi, nhưng lại không biết rằng: định nghĩa nào dù rõ nét về ảnh hình Thiên Chúa đều phải “dễ thưong” và “cởi mở” hơn mọi thứ. Đa phần thì, điểm “khác biệt“ giữa các giáo hội là đến từ các cuộc tranh luận về chân dung Chúa, ngay từ buổi đầu của Hội thánh.

Vấn đề, nay nên hiểu là: Đức Giêsu, Chúa Chiên Hiền Lành là của tất cả mọi chiên ràn, thuộc mọi hệ cấp giáo hội. Tất cả các chiên con đều tin vào Ngài. Và, Ngài cũng tin tưởng mọi chiên con đến với Ngài. Chúng ta đây, vẫn yêu thương/tự hào về truyền thống rất thánh của Công giáo mình, nhưng cũng nên biết là: ta vẫn hằn in lý lịch thuộc truyền thống khác nhau. Có thế, ta mới có thể hiểu, chia sẻ và cảm thông với sự việc đang xảy đến với Giáo hội là quyết thay đổi lập trường về “đại kết”.

Thay đổi đây, không theo nghĩa cho rằng: giáo hội bạn xưa nay có sai sót, sẽ phải về lại với ta, là “văn bản” chính thống rất mực, bởi ta mới là thành phần đích thực có đạo đức/chức năng rất đúng, mà thôi. Nay, một khi biết rằng mình không như thế, để rồi ta lại sẽ học hỏi để sống khiêm nhu, tự hạ coi mình chỉ nhỏ bé trước mọi người. Thật ra, ta vẫn chung một khuôn thước giống như cũ, vẫn ở mức độ quan trọng như bao giờ. Nhưng, cũng đừng nên cho mình quan trọng hơn như phần đông các nhóm hội đối tác. Thành thử ra, ta sẽ biết được chính mình không chỉ nhờ vào quá khứ, nhưng bằng cả cuộc sống hiện tại, để nhận chân ra sự thật rằng: tất cả chúng ta là “một”, trong muôn người.

Thay đổi được như thế, ta ắt biết lý lẽ của ưu tiên hàng đầu trong hội thánh không do sự thể là ta có thuộc nhóm “chính thuần” hay không, mà là: ta chỉ có duy nhất Một Chúa Chiên Hiền, thôi. Từ đó, toàn thể dân con Chúa sẽ tái xác định ơn gọi làm con Chúa, kể từ lúc này, hoặc khi ấy. Và, ta sẽ thấy mình là nhóm/hội bé nhỏ có đời sống nội tâm đáng quý; và, có ảnh hưởng lớn trên thế giới của đạo giáo khác cũng như của trần thế, quanh ta. Ta không là lời đáp trả cho yêu cầu mọi người đặt, nhưng sẽ luôn nguyện cầu cho mọi người tìm ra câu giải đáp cho lời cầu đích thực, đối với họ.

Thành thử, có thể tương lai sẽ không ra như ta ao ước. Cũng có thể, là ta sẽ không có thêm thời vàng son nào khác trong đó Công giáo mình sẽ lại chế ngự mọi cung cách giải quyết hết mọi việc. Có thể, ta sẽ lại học được nhiều cung cách trở thành chiên con hiền lành, dù không thuộc một ràn như trước đó. Tin Vui mau đến với ta, là: Chúa Chiên Hiền rày sẽ không khác trước, nhưng vẫn như thế mãi.
Nếu để chiên con đứng trụ trên chân của chúng, rồi tìm cách sống riêng tư/biệt lập, e rằng sẽ khó mà trông coi chăn dắt được chúng. Hãy nâng chúng lên mà quàng cổ, rồi thì chúng cũng ổn định thôi. Rồi thì, người người sẽ có lông chiên mịn màng, dư dả để giải quyết. Và, Chúa Chiên Hiền sẽ biết cách xử sự với chiên con chỉ thích tách lìa, tự cho mình chính thống, độc lập vì chúng sẽ trở về chốn cũ, những cãi tranh, giành quyền rồi rã đám.

Trong tinh thần phấn đấu cho tình đại kết, cũng nên ngâm nga lời thơ đầy ý nhị, rằng:

“Tôi lạc hồn Xuân giữa Cố Đô,
Hỏi giăng, giăng mọc nước Tây Hồ.
Hỏi hoa, hoa vẫn thôn đào liễu,
Lòng hỏi riêng lòng: Đâu bạn xưa?”
(Thơ Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)

Có hỏi hoa và giăng, cũng đâu ngờ rằng hoa-giăng giờ đây đã xum vầy, để mọi người tìm gặp “Cặp Mắt Ngày Xưa” yêu thương mềm mại, tình đại kết. Rất nên duyên.

Lm. Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch

________

(Nguon:daobinhducme.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét