Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

VỌNG THANH NGHE RỢN, HỒN CÔ TỊNH (Trích suy niệm về CN 29/4/2012)

CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH:
Cầu cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục và Tu Sĩ

[Cv 4,8-12; 1 Ga 3,1-2; Ga 10,11-18]


“Vọng thanh nghe rợn, hồn cô tịch
tôi hiểu, lòng anh chửa toại nguyền.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Ga 10, 11-18

“Chửa toại nguyền”, là bởi hồn anh còn cô tịch. “Thanh nghe rợn, là vì tâm trạng nhiều người ở thánh Hội thời tiên khởi vẫn muốn Chúa Chiên tập hợp toàn thể chiên con về chung ràn, như thánh Gioan diễn tả ở trình thuật. Trình thuật nay thánh sử ghi, là ghi về Chúa Chiên Hiền từng khẳng định: “Người chăn chiên tốt, chính là Ta! Người chăn chiên tốt thí mạng sống mình vì chiên.” (Ga 10: 11) Nói xong, Ngài lại tiếp:“Ta còn những chiên khác không thuộc ràn này; các chiên ấy, Ta cũng phải chăn dắt.” (Ga 10: 16) Nói lên điều này, Chúa muốn nói đến các giáo hội cùng tin một Chúa vẫn ưu tư chuyện đại kết, rất hài hoà. Suy về điều ấy, tưởng cũng nên biết thêm một chút lịch sử về nguồn gốc các chiên ràn, khác chánh kiến.

Thật ra, thì sự khác biệt giữa các chiên ràn thời tiên khởi do có ly tâm phân rẽ bên trong giáo hội cũng đáng buồn. Đó, là thời mà nhiều nhóm hội/đoàn thể tuy cùng tin một Chúa, nhưng lại chủ trương phụng vụ và luật lệ theo cách khác. Các ngài đã ứng đáp với tình hình Hội thánh lúc ban đầu theo cung cách rẽ chia/phân lìa mãi hôm nay. Lịch sử Đạo còn cho thấy: Hội thánh đã có những đoạn đường lịch sử có chứng tích rất đa dạng. Thế nên, cho đến hôm nay, đạo hữu theo chân Chúa vẫn ấp ủ đường hướng giáo dục vẫn qui về “hội thánh duy nhất, thánh thiện” chỉ mỗi Công giáo mình để rồi lại sẽ bảo rằng ngay từ đầu, Hội thánh không đấu tranh giành phần cho phe nhóm nào hết. Nhưng, sự thật không phải thế. Từ ban đầu, Hội thánh mang nhiều dạng thức rất khác biệt. Và, đó chính là lý do khiến thánh Hội của ta cứ mãi đề cập đến chuyện tập họp chiên ràn làm một để Chúa ấp ủ, suốt mai ngày.

Ở thời rất sớm, kiều dân Do thái đã phải nổi lên chống báng ngoại bang để rồi kết thúc bằng một trận chiến kéo dài từ năm 66 đến 70. Lúc ấy, là thời kỳ thành thánh Giêrusalem bị ngoại xâm phá huỷ đến tan tành. Mọi Kitô hữu, đều tản mác đi khắp chốn. Và, dấu vết các ngài để lại, đã được tìm thấy ở Galilê và Syria, cũng rất nhiều. Duy, mỗi cộng đoàn thánh Phaolô gồm kiều bào Do thái là rớt lại đến ngày nay. Và, có thể nói mà không sợ quá lời rằng: tín hữu con dân Chúa sống còn đến hôm nay là cánh tay nối dài của cộng đoàn thánh Phaolô nói đến vào thời này.

Từ ban đầu, kiều dân Do thái đã phải giáp mặt với nhiều khó khăn mới, một trong số đó là ngóng đợi ngày Chúa quang lâm vẫn muốn Ngài lại đến với họ một lần nữa mới toại nguyện. Nhưng, chuyện này xem ra không xảy đến. Phải chăng đó là niềm hy vọng viển vông, không thật? Hoặc, tín hữu dân con Chúa vẫn phải sống chuỗi ngày dài không thấy Chúa trở về lại với mình như lịch sử chứng minh, phải chăng đó là sự thật rất khách quan? Và, con dân Đạo Chúa ra như đã và đang lao mình vào với nền văn hoá của ngoại bang, vốn là chuyện rõ như ban ngày. Kết cuộc là, các thánh đã đánh mất đi căn tính tư riêng của mình, cũng là điều dễ hiểu.

Kịp đến thế kỷ thứ hai, dân con/tôi tớ Chúa không còn sốt sắng sống đời thực tế mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 3 các ngài mới bắt đầu sở hữu đất đai, sinh hoạt trong các hang toại đạo, nơi phụng thờ và ở đền thánh; để rồi, biến các nơi ấy thành chốn thánh thiêng đặc biệt dành cho Chúa. Cũng mãi về sau, các thánh mới triển khai tín lý của Giáo hội mình gồm một số tín điều rất mới, như: Đức Mẹ Đồng Trinh sạch sẽ, hoặc lời khuyên bảo hãy chết đi cho tội lỗi, để rồi tất cả sẽ trỗi dậy mà đạt chốn hạnh phúc rất miên trường. Mãi về sau, ý niệm về một Hội thánh duy nhất, thánh thiện và chính thống đã từ từ hội nhập vào lòng tin qua giải thích khác biệt.

Từ buổi đầu cho đến giữa thế kỷ thứ tư, đã thấy sự xuất hiện một đế chế gọi là triều đại Constantine, vị hoàng đế khá nổi danh với lời tuyên bố sẽ châm chước cho các Kitô-hữu sống trong đế quốc của ông cả ở trời Đông lẫn phương Tây. Và, ông cho phép mọi người được tự do chọn lựa niềm tin theo ý mình. Kể từ đó, Đạo Chúa trở thành thực thể xã hội sống động. Nhưng, đó chỉ là “văn bản” niềm tin vào Chúa được Constantine chuẩn thuận, mà thôi. Trong khi đó, hầu hết mọi tôn giáo khác, dù cùng tin một Đức Kitô, đều đã phải đi vào chốn âm thầm lặng lẽ, hoặc biến dạng.

Từ quá trình nền tảng được coi như địa bàn soi dọi lối sống đạo và hành xử theo cung cách đạo hạnh, lại thấy xuất hiện một giáo phái mang nhãn hiệu “chính thống”, rất công khai. Trước đó không lâu, một số vị đã tỏ ra không ít thì nhiều đã mang tính tích cực hơn về các chủ đề có liên quan đến người Do thái. Những người khác, không nhiều thì ít, cũng chứng tỏ rằng mình thuộc cộng đoàn thánh Phaolô, nên đã ít nhiều gắn bó với thể chế có kinh nghiệm đạo hạnh khác nhau. Có nhiều bạn đạo, lại đã tham gia dấn bước nhiều hơn vào với tín điều và công thức niềm tin tư riêng. Cuối cùng thì, với triều đại Constantine, một điều khiến Đạo Chúa nối kết hài hoà với nhau, là lập trường khá chính thuần. Duy, chỉ mỗi giáo phái tự cho mình là chính thống ngay từ đầu, mới có cơ phát triển/phổ biến giáo huấn chủ trương rằng Đức Kitô vừa mang Thiên tính, vừa có tính “người” hơn ai hết. Chính Chúa là Đấng duy chỉ một, nhưng Ngài lại gồm những Ba Ngôi. Kịp đến cuối thế kỷ thứ 2, là thời mà nhóm chính thống tiên khởi tồn tại, lại thấy có nhóm khác đi vào giòng “lịch sử âm thâm/trầm lặng” đến độ không ai còn nhớ đến.

Đôi lúc, nhiều người nhận thấy phần đông các tín hữu Công giáo hiểu rất ít hoặc chẳng sở đắc kiến thức nào về lý lịch Đạo mình. Thậm chí có vị chỉ có trong đầu vài ba ý tưởng lờ mờ về nhóm Cải Cách tách biệt khỏi Hội thánh Công giáo, thôi. Và họ coi như “chỉ mình họ” là nhóm/hội thừa hưởng tính chính thuần sau nhiều luận tranh, giành quyền rất kéo dài, và phía còn lại ở đầu bên kia Đạo Chúa, toàn những sai sót hết. Và người nhà Đạo của ta, cứ thế cho rằng Chúa Chiên HIền Lành là đặc sản/đặc trưng của nhóm Đạo mình thôi. Kỳ thực, mọi chuyện đều không phải thế.

Quả là thời đó, trong số các đạo hữu dấn bước theo chân Đức Kitô, có nhiều điều rất khác biệt. Và, có một số điều ta không tài nào hoá giải được. Thế nên, có lẽ vì vậy mà ta vẫn ước ao làm sao có được tình đại kết, gắn bó. Vẫn nguyện cầu cho đại kết thành hiện thực. Và nhất là, cố chờ cho sự thể này được xảy đến cũng rất chóng. Chừng như mọi người chỉ biết mỗi điều, là: ta vẫn chưa biết cách làm thế nào để tất cả kitô-hữu, tức các kẻ tin vào Chúa, có thể đến với nhau làm “một” mà không cần tranh giành, biện giải. Đến với nhau, để thấy rằng: thời buổi qua, các đấng bậc ở trên cao cũng rối bời đầy tranh chấp về hầu hết các vấn đề thuộc mọi khía cạnh.

Chuyện như thế, lại đã ảnh hưởng lên tâm tưởng ta vẫn có về Đức Chúa. Trên thực tế, điều đó còn ảnh hưởng lên ý tưởng mà mọi người vẫn có về Chúa. Và, phần lớn các tranh luận của cộng đoàn thánh hội thời tiên khởi, thường là: hãy nên coi lại ảnh hình ta có về Đức Chúa (hoặc Đức Giêsu) là Chúa Chiên Hiền Từ, với mọi người. Tất cả, đều có khó khăn với loại ảnh hình khá “nặng nề” về Chúa. Bởi, họ đều muốn một loại ảnh hình về Đức Chúa thôi, nhưng lại không biết rằng: định nghĩa nào dù rõ nét về ảnh hình Thiên Chúa đều phải “dễ thưong” và “cởi mở” hơn mọi thứ. Đa phần thì, điểm “khác biệt“ giữa các giáo hội là đến từ các cuộc tranh luận về chân dung Chúa, ngay từ buổi đầu của Hội thánh.

Vấn đề, nay nên hiểu là: Đức Giêsu, Chúa Chiên Hiền Lành là của tất cả mọi chiên ràn, thuộc mọi hệ cấp giáo hội. Tất cả các chiên con đều tin vào Ngài. Và, Ngài cũng tin tưởng mọi chiên con đến với Ngài. Chúng ta đây, vẫn yêu thương/tự hào về truyền thống rất thánh của Công giáo mình, nhưng cũng nên biết là: ta vẫn hằn in lý lịch thuộc truyền thống khác nhau. Có thế, ta mới có thể hiểu, chia sẻ và cảm thông với sự việc đang xảy đến với Giáo hội là quyết thay đổi lập trường về “đại kết”.

Thay đổi đây, không theo nghĩa cho rằng: giáo hội bạn xưa nay có sai sót, sẽ phải về lại với ta, là “văn bản” chính thống rất mực, bởi ta mới là thành phần đích thực có đạo đức/chức năng rất đúng, mà thôi. Nay, một khi biết rằng mình không như thế, để rồi ta lại sẽ học hỏi để sống khiêm nhu, tự hạ coi mình chỉ nhỏ bé trước mọi người. Thật ra, ta vẫn chung một khuôn thước giống như cũ, vẫn ở mức độ quan trọng như bao giờ. Nhưng, cũng đừng nên cho mình quan trọng hơn như phần đông các nhóm hội đối tác. Thành thử ra, ta sẽ biết được chính mình không chỉ nhờ vào quá khứ, nhưng bằng cả cuộc sống hiện tại, để nhận chân ra sự thật rằng: tất cả chúng ta là “một”, trong muôn người.

Thay đổi được như thế, ta ắt biết lý lẽ của ưu tiên hàng đầu trong hội thánh không do sự thể là ta có thuộc nhóm “chính thuần” hay không, mà là: ta chỉ có duy nhất Một Chúa Chiên Hiền, thôi. Từ đó, toàn thể dân con Chúa sẽ tái xác định ơn gọi làm con Chúa, kể từ lúc này, hoặc khi ấy. Và, ta sẽ thấy mình là nhóm/hội bé nhỏ có đời sống nội tâm đáng quý; và, có ảnh hưởng lớn trên thế giới của đạo giáo khác cũng như của trần thế, quanh ta. Ta không là lời đáp trả cho yêu cầu mọi người đặt, nhưng sẽ luôn nguyện cầu cho mọi người tìm ra câu giải đáp cho lời cầu đích thực, đối với họ.

Thành thử, có thể tương lai sẽ không ra như ta ao ước. Cũng có thể, là ta sẽ không có thêm thời vàng son nào khác trong đó Công giáo mình sẽ lại chế ngự mọi cung cách giải quyết hết mọi việc. Có thể, ta sẽ lại học được nhiều cung cách trở thành chiên con hiền lành, dù không thuộc một ràn như trước đó. Tin Vui mau đến với ta, là: Chúa Chiên Hiền rày sẽ không khác trước, nhưng vẫn như thế mãi.
Nếu để chiên con đứng trụ trên chân của chúng, rồi tìm cách sống riêng tư/biệt lập, e rằng sẽ khó mà trông coi chăn dắt được chúng. Hãy nâng chúng lên mà quàng cổ, rồi thì chúng cũng ổn định thôi. Rồi thì, người người sẽ có lông chiên mịn màng, dư dả để giải quyết. Và, Chúa Chiên Hiền sẽ biết cách xử sự với chiên con chỉ thích tách lìa, tự cho mình chính thống, độc lập vì chúng sẽ trở về chốn cũ, những cãi tranh, giành quyền rồi rã đám.

Trong tinh thần phấn đấu cho tình đại kết, cũng nên ngâm nga lời thơ đầy ý nhị, rằng:

“Tôi lạc hồn Xuân giữa Cố Đô,
Hỏi giăng, giăng mọc nước Tây Hồ.
Hỏi hoa, hoa vẫn thôn đào liễu,
Lòng hỏi riêng lòng: Đâu bạn xưa?”
(Thơ Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)

Có hỏi hoa và giăng, cũng đâu ngờ rằng hoa-giăng giờ đây đã xum vầy, để mọi người tìm gặp “Cặp Mắt Ngày Xưa” yêu thương mềm mại, tình đại kết. Rất nên duyên.

Lm. Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch

________

(Nguon:daobinhducme.net)

GX Thạch Đà: Rửa tội 34 tân tòng và kỷ niệm 39 năm linh mục của cha xứ


I-  Bài

Chiều 27/4/2012, GX Thạch Đà đã long trọng cử hành các Bí tích khai tâm cho 34 anh chị em tân tòng nhân dịp kỷ niệm 39 năm LM của cha chính xứ. Thánh lễ tạ ơn và các nghi thức do cha chính xứ Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Đức và cha phụ tá Maximilianô Kolbe Hoàng Minh Dân cử hành.

Trong số 34 tân tòng đợt này có 2 em thiếu nhi và 32 người lớn, gồm 17 nam và 15 nữ. Tân tòng nhiều tuổi nhất là cụ Maria Bùi thị Mùi 81 tuổi và nhỏ nhất, trong số những người lớn, là chị Têrêsa Nguyễn thị Bích Muôn 17 tuổi. Có 8 người tự ý muốn theo đạo, 19 người tự ý theo đạo để chuẩn bị kết hôn với người Công Giáo và 5 gia đình rối, 5 gia đình rối này sẽ được hợp thức hóa Hôn phối vào ngay hôm sau 28/4/2012. Những anh chị em này đã theo học khóa Giáo lý Dự tòng 34 tại GX từ ngày 9/11/2011 đến ngày Rửa tội. Mỗi tuần học 2 tối thứ tư và thứ bảy, từ 19g30 đến 21g00, do quý cha và quý anh chị Legio Mariae hướng dẫn.

Chia sẻ trong thánh lễ cha Maximilianô Kolbe nói lên niềm vui mừng của Giáo Hội khi tiếp nhận 34 thành viên mới, cha kêu gọi mọi người cầu nguyện, giúp đỡ cho các anh chị em tân tòng. Cha giải thích ý nghĩa các Bí tích mà anh chị em sắp lãnh nhận và nhắc anh chị em sống trung thành, gắn bó với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Cha cũng nói đến sự phục vụ, sự dấn thân của cha chính xứ Gioan Baotixita trong việc xây dựng cơ sở vật chất và truyền giáo…
Cuối thánh lễ, ông Đaminh Vũ Hoàng Đô, chủ tịch HĐMV GX đã thay mặt cộng đoàn GX chúc mừng cha chính xứ nhân dịp kỷ niệm 39 năm linh mục của cha, 27/4/1973 – 27/4/2012. Ông chúc mừng các anh chị em tân tòng vừa gia nhập vào Hội Thánh Chúa Kitô và bày tỏ lòng tri ân đối với cha xứ và những người đã hướng dẫn cho anh chị em tân tòng… Một bạn trẻ đại diện cho anh chị em tân tòng cũng lên ngỏ lời chúc mừng và cám ơn cha chính xứ, cám ơn quý cha, quý cộng đoàn đã thương yêu và tiếp nhận anh chị em vào đại gia đình Hội Thánh Chúa…
Trong phần đáp từ, cha chính xứ Gioan Baotixita nói, đối với các linh mục thì không có niềm vui nào bằng niềm vui được đón nhận các chiên mới và các chiên trở lại . Công việc của cha xứ, cha phụ tá luôn có những khó khăn, có những niềm vui và nỗi buồn nhưng cha lúc nào cũng cảm thấy an vui vì có Chúa ở cùng…
Được biết cha Gioan Baotixita về GX Thạch Đà vào tháng 7/ 2004, từ đó đến nay đã có 16 khóa Giáo lý Dự tòng với trên 700 người được Rửa tội. Qua năm 2013, cha dự định mỗi năm sẽ mở 3 khóa Giáo lý Dự tòng, khóa 35 sắp tới sẽ khai giảng vào đầu tháng 6/2012.
Xin cầu chúc cho công việc truyền giáo nơi các GX ngày càng được mở rộng.
_______________
II- Video

Tập I: Phụng vụ Lời Chúa


Tập II: Nghi thức Rửa tội và Thêm sức


_________________

III- Hình

(Đình Hưởng chụp)




























GX Thạch Đà: lễ thánh Mác-cô.wmv

GX Thạch Đà đã long trọng mừng lễ thánh Mác-cô, bổn mạng giáo khu Mác-cô vào chiều 25/4/2012.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Bài giảng lớp Thần học thân xác


Chương 14: Mặc khải và sự khám phá ý nghĩa của thân xác
Chương 15: Nhân vị là một tặng phẩm tự do của tình yêu thương (chỉ ghi lại phần mở đầu chương 15)
Bài giảng của cha Luy Nguyễn Anh Tuấn cho lớp "Giáo lý về Tình yêu", dựa theo loạt bài nói chuyện giáo lý ngày thứ tư hàng tuần từ 9/1979 đến 11/1984 về tính dục- tình yêu- hôn nhân- gia đình của Đức chân phước GH Gioan-Phaolô II.
Chương 15: những ý chính chưa ghi vào video này:
- Trau dồi đức khiết tịnh: đức khiết tịnh làm tự do của ta mỗi ngày mỗi lớn lên, mỗi lần vượt thắng sự cám dỗ sẽ tích lũy thêm năng lượng cho ta và ngược lại
- Nhân vị được nhập thể trong 1 thân xác có giới tính, người ta có tự do và điều này này làm cho ta khác với loài vật, tuy tự do ta còn bé xíu, nhưng nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa mà tự do của ta được tăng trưởng. Ân sủng không do nỗ lực của ta mà do Thiên Chúa ân ban cho ta nhờ ta tin vào Người. Là quà tặng nhưng không, nhưng nếu ta không chủ động đón nhận thì ân sủng cũng không thể đến. "Khi dựng nên con Chúa không cần hỏi, nhưng để cứu chuộc con thì Chúa đòi hỏi con phải cộng tác"
- Thân xác cũng là 1 tặng phẩm và là tặng phẩm của tự do
- Phải giúp nhau có được tự do trong sự thật và giải thoát. Nghiện 1 điều gì là mất đi tự do về điều đó
- Được cứu chuộc là được trở về làm con cái Chúa, khi đó tôi trở thành tặng phẩm cho mọi người, 1 tặng phẩm tự do, "Sống giữa đời mà không thuộc về đời"

Xin trả lại cuộc sống yên bình (trích blog người khác)

24.4.2012: TT TRỰC TIẾP VỤ CƯỠNG CHẾ TẠI HUYỆN VĂN GIANG - HƯNG YÊN


Từ 4h30, an ninh và lực lượng khác đã có mặt khắp các ngõ ngách trong làng.

Mặc dù bị mất điện từ 4h30 sáng nhưng 5h15 loa của xã đang vang lên về vấn đề cưỡng chế. Đoàn xe máy xúc, ủi đang chạy trên đê đường 195 hướng về bờ kênh Bắc Hưng Hải để tiến vào khu vực cưỡng chế.

- Theo bà con nói ngay tại đầu dốc xuống xóm 1 Xuân Quan có nhiều công an, đầu gấu gác ở trên đê 195 rẽ vào xóm 1.

Loa phóng thanh đọc các văn bản quyết định cưỡng chế và cấm người dân không được ra nơi cưỡng chế.
5h39: xã Phụng Công báo có người bị công an đánh.

5h41: Lửa đã cháy trên cánh đồng Xóm 3 xã Xuân Quan.
An ninh và công an mặc thường phục có mặt khắp nơi.

CẤP BÁO: 06h10 - 06h20 Phía xã Phụng Công có tiếng nổ liên hồi trong 5 phút. Có thể là tiếng súng AK.

6h28: Công an quân phục đi quần thảo khắp các ngõ xóm. Lùng sục khắp các vườn nhà.

Đã thấy nhiều xe ô tô to chở công an trên đê 195 tiến vào khu vực xã Phụng Công.

Bà con nông dân Xuân Quan đã bị lực lượng an ninh, công an, đầu gấu xã hội đen cô lập.
.....


Theo bà con ở hiện trường cho biết: một số bà con nông dân Phụng Công đã bị bắt lên xe. Đã có 10 người bị bắt, khóa tay xịt hơi cay vào mặt đe dọa và thả ra. Một số người bị ngất xỉu.

Một nguồn tin nói có bà con bị thương vào cánh tay.
Lửa cháy lớn ở con đường độc đạo dẫn vào khu cưỡng chế.

Lương thực, bánh mỳ của dân đã bị công an ném xuống ao.
.........
.........
(nguon: xuandienhannom)

______________________________________________________________

(letan): Chỉ đọc bài chứ không biết cớ sự ra sao thực hư thế nào
Đất nước thanh bình lẽ nào còn khói lửa binh đao?
Phụng Công ơi! Văn Giang ơi! Việt Nam ơi! vì đâu nên nỗi?
Xin cho mọi người, mọi thành phần liên quan có đủ sàng suốt, đủ bình tĩnh và đủ khôn ngoan để ngồi lại với nhau.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Phong trào Cursillo Sài Gòn: Ultreya tháng 4/2012


Nội dung: Chia nhóm, Chia sẻ chứng nhân và huấn đức

Ai cười- ai khóc, ai khóc- ai cười (Xem video cũ)


... trước đây có ít người xem, rộ chuyện tư cách đại biểu này nọ tự nhiên lại thành “hot’

NHÃN TIỀN: Trích bài về Chúa Nhật III PS


NHÃN TIỀN

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM B (22.04.2012)
[Cv 10,34ª.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9]

Chúng ta vừa mừng Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) vào Chúa Nhật tuần trước – Chúa Nhật II Phục Sinh. LCTX luôn được nhắc đến suốt năm Phụng vụ, đặc biệt vào Mùa Phục Sinh. Ngay từ thuở hồng hoang, thuở khai thiên lập địa, Kinh thánh đã nói đến lòng yêu thương:

– Này, tôi tớ ngài đây đã được đẹp lòng ngài, và ngài đã tỏ lòng thương lớn lao của ngài đối với tôi khi để cho tôi sống. Nhưng tôi không trốn lên núi được đâu, tai ương sẽ đuổi kịp, và tôi chết mất! (St 19:19);
– Xin mời ông, con sẽ cho cả lạc đà của ông uống nữa", thì đó là người Chúa đã xe duyên cho tôi tớ Chúa là I-xa-ác; cứ đó, con sẽ biết rằng Chúa đã tỏ tình thương đối với chủ con (St 24:14);
– Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa của ông Áp-ra-ham, chủ tôi, đã không ngừng tỏ tình thương và lòng thành tín của Người đối với chủ tôi; còn tôi, Đức Chúa đã dẫn dắt tôi trên đường đến nhà anh em họ hàng của chủ tôi (St 24:27);
– Tôi đã nhìn thấy mặt ngài như nhìn thấy mặt Thiên Chúa, và ngài đã tỏ lòng thương với tôi (St 33:10).

Đạo (của) Chúa là Đạo Yêu thương, vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4::8 & 16). Yêu thương, tình thương, tình yêu, hoặc lòng thương đều là một. Cách gọi khác theo ngôn ngữ, nhưng thực chất vẫn là Lòng Chúa Thương Xót. Ngay trong Việt ngữ cũng không thống nhất, khi thì Lòng Thương Xót Chúa, khi thì Lòng Chúa Thương Xót. Khi chúng ta nói “Lòng Thương Xót Chúa” tức là “Lòng Thương Xót của Chúa”. Thực ra vẫn giống nhau, chỉ vì Việt ngữ không rõ ràng do “rút gọn” văn phạm, và dễ gây hiểu lầm!

TỘI LỖI NHÃN TIỀN

Thánh Phêrô nói: “Thiên Chúa của các tổ phụ Ápraham, Isaác và Giacóp, Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đã tôn vinh Tôi Trung của Ngài là Đức Giêsu, Đấng mà chính anh chị em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan Philatô, dù quan ấy xét là phải tha. Anh chị em đã chối bỏ Đấng ThánhĐấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh chị em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Ngài trỗi dậy từ cõi chết” (Cv 3:13-15). Chúng ta thật khốn nạn, dám “giao nộp” Chúa Giêsu, dám “chối bỏ” Ngài, dù biết rõ Ngài là “Đấng Thánh”, là “Đấng Công Chính”, là “Đấng khơi nguồn sống”.

Giáo hoàng tiên khởi đã có “kinh nghiệm đau thương” về việc này nên kêu gọi: “Thưa anh chị em, giờ đây tôi biết anh chị em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh chị em. Nhưng, như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Ngài dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là: Đấng Kitô của Ngài phải chịu khổ hình. Vậy anh chị em hãy sám hốitrở lại cùng Thiên Chúa, để Ngài xoá bỏ tội lỗi cho anh em” (Cv 3:17-19).

Ngày xưa, có thể dân Do Thái hành động vì thiếu hiểu biết, vì họ quá bất ngờ và quá bị “sốc” khi nghe chàng-thanh-niên-con-bác-thợ-mộc nói là Con Thiên Chúa, “khó nghe” thật! Nhưng ngày nay, chúng ta không thể biện minh là chúng ta không hiểu biết.

Nếu thực sự không thể tự biện hộ, thực sự biết mình đã và đang phạm nhiều tội lỗi nhãn tiền thì chúng ta phải biết sám hối, trở lại, và khẩn cầu LCTX: “Lạy Thiên Chúa là đèn trời soi xét, khi con kêu, nguyện Chúa đáp lời. Lúc ngặt nghèo, Chúa đã mở lối thoát cho con, xin thương xót nghe lời con cầu khẩn” (Tv 4:2). Chúng ta phải biết rằng Chúa biệt đãi người hiếu trung với Ngài; khi kêu cầu thì Ngãi Chúa luôn nghe lời. Biết bao kẻ từng thắc mắc: “Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc?” (Tv 4:7a). Trong câu hỏi đó đạ mặc nhiên có câu trả lời, nghĩa là không ai khác, không một thần linh nào khác ngoài Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta càng phải kêu cầu: “Lạy Chúa, xin toả ánh Tôn Nhan Ngài trên chúng con” (Tv 4:7b).

HỒNG ÂN NHÃN TIỀN

Chúa luôn ban vô vàn hồng ân hằng ngày. Đơn giản nhất mà lại cần nhất là không khí – thiếu không khí vài phút là chúng ta chết ngay! Mọi người, không trừ ai, đều đã và đang nhận lãnh hồng ân của Thiên Chúa – dù chúng ta chưa hề mở lời xin Ngài.

Thánh Gioan khuyên chúng ta “đừng phạm tội”, và “láy” một câu: “Nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính” (1 Ga 2:1). Quá tuyệt vời! Chắc chắn chúng ta đều là những tội nhân khốn nạn, nhưng chúng ta lại vô cùng may mắn có Chúa Giêsu là luật sư biện hộ cho chúng ta trước Tòa Án Công Lý của Chúa Cha. Hơn nữa, “chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa” (1 Ga 2:2). Nhận xét của Thánh Gioan rất “ăn khớp” với lời khẩn cầu trong Chuỗi LCTX: “Lạy Cha hằng hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, linh hồn và thần tính của Con rất yêu dấu Cha, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới”.

Nếu chúng ta tuân giữ các điều răn của Ngài, chúng ta nhận ra mình là những người biết Thiên Chúa. Nhưng “ai nói mình biết Ngài mà không tuân giữ các điều răn của Ngài, đó là kẻ nói dối, và Sự Thật không ở nơi người ấy” (1 Ga 2:4). Ngược lại, “ai giữ lời Ngài dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo” (1 Ga 2:5). Tình yêu và bổn phận luôn có mối quan hệ chặt chẽ.

Sau khi hai môn đệ nhận ra Sư phụ Giêsu trên đường Emmau khi Ngài bẻ bánh, họ thuật lại chuyện đã xảy cho các môn đệ khác biết. Các ông còn đang bàn tán thì chính Đức Giêsu hiện ra đứng giữa họ và bảo: “Bình an cho anh em!” (Lc 24:36). Thế nhưng các ông kinh hồn bạt vía, hồn xiêu phách lạc tưởng là thấy ma. Nhưng Ngài nói: “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24:38-39). Lời-chúc-bình-an đó là Chúa Giêsu đã trao ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ lúc đó và chúng ta ngày nay.

Nói xong, để các môn đệ thấy nhãn tiền, Ngài đưa tay chân ra cho các ông xem. Ấy thế mà họ còn chưa tin, phần vì mừng quá đỗi, phần vì quá ngỡ ngàng. Mừng vì Thầy đã sống lại thật chứ không bị bọn ma mãnh lấy mất xác Thầy, mừng vì hai môn đệ kia (gặp Chúa trên đường Emmau) nói thật chứ không… “xạo”. Và để cho “chắc cú”, Ngài hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không?” (Lc 24:43). Các ông đưa cho Ngài một khúc cá nướng thơm phức, thế là Ngài cầm lấy và ăn ngon lành trước mặt họ. Ôi, Sư phụ Giêsu thật chứ không phải tay nào khác giả dạng. Trên cả tuyệt vời luôn!

Ăn cá xong, Ngài giải thích: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm” (Lc 24:44). Vâng, Thánh Ý Chúa quá mầu nhiệm, vượt xa tầm hiểu biết của nhân loại – dù là những bậc thông thái. Bấy giờ, chính Ngài mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Ngài nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Ngài mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24:46-47).

Ngài biết chúng ta luôn yếu đuối, luôn sai phạm, nên Ngài luôn nhấn mạnh động thái “sám hối” và “tín thác”. Có hai điều đó thì LCTX luôn đổ tràn trên chúng ta. Và Ngài xác định bổn phận được trao cho chúng ta: “Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24:48).

Cuối cùng, Chúa Giêsu vừa hứa vừa dặn dò: “Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Lc 24:49). Lời hứa đó đã, đang và sẽ được Ngài thực hiện cho nhân loại chúng ta.

Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con, xin luôn ban Thần Khí Chúa cho chúng con để chúng con can đảm làm chứng về LCTX và Đức Kitô phục sinh, hôm nay và mãi đến hơi thở cuối cùng. Chúng con cầu xin nhân danh Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(Nguon: daobinhducme.net)

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Nghe bài giảng môn Luân lý tính dục

Cha Giuse Nguyễn Đức Quang, chính xứ Nghĩa Hòa trình bày bài đầu tiên của môn Luân lý tính dục cho lớp Thừa tác viên MV HN-GĐ vào sáng 14/4/2012 tại TTMV TGP Sài Gòn. Lớp thừa tác viên MVHN-GĐ khóa 3 học vào các sáng thứ Bảy hàng tuần.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Kính trọng thể Lòng Chúa Thương Xót (video)

I - Giáo xứ Thạch Đà

Chiều thứ Bảy 15/4/2012, cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót GX Thạch Đà đã long trọng mừng kính lễ bổn mạng. Được biết, Đức chân phước GH Gioan Phaolô II đã chọn Chúa Nhật thứ II Phục Sinh hàng năm để kính trọng thể Lòng Chúa Thương Xót
Cha phụ tá Maximilianô Kolbe Hoàng Minh Dân đã dâng lễ và chủ sự cuộc rước tượng Chúa Thương Xót chung quanh nhà thờ.
Trong thánh lễ có nghi thức tuyên hứa và trao huy hiệu cho 19 thành viên mới.





Tập 1:  Rước kiệu và Phụng vụ Lời Chúa.


Tập 2: Tuyên hứa, Lời nguyện tín hữu, Dâng lễ vật, Cảm ơn và giờ kinh Thương Xót thường lệ




______________________________________________________________

II- Tổng GP Sài Gòn:

- Thánh lễ kính trọng thể LTXC diễn ra vào chiều CN II PS 15/4/2012, 15g00 bắt đầu, 1910 kết thúc
- Địa điểm: TTMV TGP Sài Gòn
- Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, thuyến trình về tiểu sử thánh Faustina
- Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, GM phụ tá TGP SG, chủ tế
- Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, GM Đà Lạt, đồng tế với khoảng 10 linh mục
- Gần 20 ngàn giáo dân- tu sỹ tham dự

Ghi chú: máy quay cố định ở 1 chỗ và khá xa khán đài có bàn thờ dâng lễ nên hình bị mờ
________________

Tập 1/2: Trích đoạn giờ kinh Thương Xót , Trích đoạn diễn nguyện, Trích đoạn chia sẻ của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh- GM Thanh Hóa và Rước đoàn đồng tế


Tập 2/2: Bài giảng của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm


Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

GX Thạch Đà: Ban MVGT mừng Chúa Phục Sinh (video)

Chiều thứ Sáu 13/4/2012, Ban Mục vụ giới trẻ GX Thạch Đà đã long trọng mừng lễ Phục Sinh và kỷ niệm 19 năm thành lập, 13/4/1993- 13/4/2012
Cha phụ tá Giuse Trần Ngọc Thông đã chủ sự cuộc rước kiệu Chúa Phục Sinh chung quanh nhà thờ và dâng thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện cho các bạn trẻ. Tham dự trong thánh lễ có các thành viên Hội đồng MV GX , các Ban hội giới và đông đảo dân Chúa.
Chia sẻ trong thánh lễ cha Giuse nói về niềm vui Phục Sinh của người tín hữu, Chúa Phục Sinh để đem nhân loại ra khỏi đêm tối, chúng ta hãy mạnh dạn đem niềm vui Chúa Phục Sinh đến cho muôn nhà...
Cha chính xứ GB Nguyễn Xuân Đức mời gọi các bạn trẻ dân thân và cộng tác vào công trình của Chúa Kitô Phục Sinh, cộng tác với Giáo Hội, với giáo xứ để xây dựng bản thân, xây dựng cộng đoàn mỗi ngày mỗi thăng tiến và đạo đức...
Ban MVGT GX Thạch Đà đảm nhận công tác giữ xe và giữ trật tự các ngày lễ lớn, giữ xe các buổi tối cho các ca đoàn và các lớp học. Các bạn còn tham gia học hỏi và chia sẻ Lời Chúa hàng tuần, tham gia các lớp học do Ban MVGT hạt Xóm Mới mở tại GX Hoàng Mai...
Hàng năm các Ban MV Giới trẻ đều mừng lễ Phục Sinh một cách long trọng.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Bước ra dấn thân cho công cuộc Loan báo Tin Mừng

... Cũng như Chúa Giêsu đã sống lại và ra khỏi mộ, Hội Thánh Việt Nam cũng cần trỗi dậy, thoát khỏi những từ ngữ “chết” trong quyển Sách Thánh để hạ sinh thành Lời rao giảng sống động trong cuộc sống; Hội Thánh Việt Nam không chỉ khép kín trong những mối quan tâm nội bộ, nhưng phải bước ra dấn thân cho công cuộc Loan báo Tin Mừng cho lương dân; cụ thể tại Việt Nam còn hơn 90% anh chị em chưa nghe loan báo Tin Mừng; cuối cùng mỗi cá nhân mục tử cũng cần phải ra khỏi mộ tối để chiếu sáng sự thánh thiện của mình trong việc hi sinh tận tình chăm sóc đoàn chiên đã được giao phó cho mình...
(Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli Phát biểu ngày 10/4/2012, trong Hội nghị thường niên kỳ I của HĐGMVN họp tại GP Xuân Lộc)

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Caritas GX Bắc Dũng mừng đại lễ Phục Sinh

Chiều Chúa Nhật Phục Sinh 8/4/2012, Caritas GX Bắc Dũng đã long trọng mừng đại lễ Chúa Sống Lại, bổn mạng Caritas GX. Thánh lễ do cha chính xứ Giuse Trần Cao Thăng chủ dâng và cha nguyên chính xứ Vinh-sơn  Nguyễn Thế Thủ hiệp dâng và giảng lễ.

Đây cũng là ngày kỷ niệm 1 năm chương trình bác ái Bữa Cơm Của Chúa, một chương trình được sự quan tâm của nhiều ân nhân, thực hiện vào các buổi sáng Chúa Nhật.

Trong bài giảng cha Vinh-sơn cho biết lễ Phục Sinh là lễ lớn nhất trong năm, mỗi người hãy mang lấy cho mình niềm vui Chúa sống lại. Biến cố Phục Sinh diễn ra 1 cách tiệm tiến, cho đến khi  Chúa Thánh Thần hiện xuống mọi sự mới sáng tỏ. Chúng ta sống mầu nhiệm Phục Sinh hàng ngày chứ không phải đợi sau này chết đi rồi mới phục sinh. Trong những lúc đen tôi nhất của cuộc đời, những tưởng Chúa bỏ rơi ta, thì chính lúc đó Chúa vẫn đồng hành với chúng ta từng bước.

Tạ ơn Chúa, cám ơn mọi người đã lo cho Bữa Cơm Của Chúa tròn 1 năm. Trong thần học gọi là Bữa Ăn Của Chúa, chúng ta gọi Bữa Cơm Của Chúa là mượn hình ảnh nơi bữa ăn làng Emmau. 2 môn đệ trên đường Emmau đã nài xin vị khách đi đường nghỉ lại và dùng bữa với họ, trong khi ăn mắt họ được sáng và nhận ra vị khách đó chính là Chúa. Qua bữa ăn này, không phải chúng ta bố thí cho người nghèo, mà để chúng ta được mở mắt rồi chúng ta cũng giúp người khác mở mắt nhận biết tình thương của Chúa.

Ông Gioan Đặng Xuân Mai, trưởng nhóm Caritas GX Bắc Dũng đã thay mặt các hội viên cám ơn cha chính xứ và cha nguyên chính xứ đã cùng dâng lễ cầu nguyện cho các hội viên và giáo hữu, ông chúc mừng cha nguyên chính xứ nhân ngày kính bổn mạng thánh Vinh-sơn vừa qua.

GX Hoàng Mai: Rửa Tội 20 tân tòng đêm Vọng Phục Sinh


Theo thông lệ chung của Giáo Hội, đêm vọng Phục Sinh 7/4/2012, GX Hoàng Mai đã cử hành các nghi thức nhập đạo cho 20 anh chị em dự tòng. Cha Vinh-sơn Vũ Đức Liêm, chính xứ Hoàng Mai, đã chủ sự dâng lễ và ban các Bí Tích này cho anh chị em. Đồng tế với cha Vinh-sơn có cha Giuse Khổng Năng Bao, thuộc nhà hưu dưỡng Phát Diệm.

Hiện diện trong thánh lễ có đông đảo quý tu sỹ nam nữ và quý anh chị em giáo dân. Thánh lễ bắt đầu lúc 22g50 và kết thúc khá muộn, vào 0g50 sáng. Trước đó là thánh lễ Vọng Phục Sinh cho các em thiếu nhi cũng do cha Vinh-sơn chủ lễ. Trước khi bước vào thánh lễ, mọi người đã “tĩnh tâm” với 8 tiết mục Canh thức Phục Sinh ở sân nhà thờ do các nhóm Giới trẻ và các ca đoàn trình diễn.

Sau phần công bố Tin Mừng Phục Sinh và làm phép Nước, các dự tòng cùng tuyên xưng đức tin và từng người tiến lên để được nhận lãnh các nghi thức nhập đạo một cách trọng thể.

Chia sẻ trong bài giảng, cha Vinh-sơn nhấn mạnh đến ý nghĩa Vượt Qua của thánh lễ. Cha cho biết, lễ Vượt Qua của người Do Thái là 1 lễ lớn, được chuẩn bị rất công phu. Ngày nay nhìn vào lăng kính Vượt Qua, người ta có thể đọc được tất cả các mầu nhiệm chính trong đạo như mầu nhiệm Tử nạn và Phục Sinh, mầu nhiệm Cứu Chuộc… Nhưng điều quan trọng là mỗi người phải sống mầu nhiệm Vượt Qua như thế nào. Giờ này , nhiều người ở đây đang cố gắng “vượt qua” cơn buồn ngủ của chính mình. Trong cuộc sống hàng chúng ta cũng phải “vượt qua” bằng cách chết đi con người cũ tội lỗi của mình để mặc lấy con người mới, như thế cuối cùng chúng ta mới có thể “vượt qua” cõi chết để cùng sống lại với Đức Giê-su Ki-tô trên thiên quốc…

Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan của mọi người, đặc biệt là của 20 anh chị em tân tòng hôm nay.

Được biết GX Hoàng Mai mỗi năm mở 3 khóa giáo lý cho người dự tòng, mỗi khóa học 4 tháng. Ngoài các lớp Giáo lý dự tòng, Giáo lý Hôn nhân, Kinh Thánh và Thần học, GX còn mở nhiều lớp dạy nghề miễn phí cho tất cả những ai muốn theo học.

                                         
                                           Xem video

 Video gồm các phần: các tiết mục canh thức Vọng Phục Sinh, làm phép Nến PS, một phần bài Exsultet (Mừng Vui Lên), Một phần các bài Lời Chúa, bài giảng, Rửa tội tân tòng.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

GX Thạch Đà:thứ Năm, thứ Sáu Tuần Thánh và thứ Bay Tuần Thánh



Video thứ Năm Tuần Thánh

Gồm các phần: ông chủ tịch HĐMV đọc bài "Giảng sự Thương Khó" (trích một phần), Phụng vụ          Lời Chúa, Rửa chân cho các tông đồ, Lời nguyện tín hữu, Kiệu Mình Thánh sang Nhà Tạm
__________________

Video thứ Sáu Tuần Thánh

Gồm các phần: Một phần Bài đọc I, Bài đọc II, Một phần Bài Thương Khó, Bài giảng,
                         Suy tôn Thánh Giá Chúa.
___________________

Video thu Bay TT

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Video Thánh lễ Truyền Dầu Tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn

Sáng thứ Năm Tuần Thánh 5/4/2012, đông đảo tín hữu trong và ngoài giáo phận đã tập trung tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn để tham dự thánh lễ Truyền Dầu. ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ sự làm phép Dầu (Dầu Thánh, Dầu Bệnh Nhân, Dầu dự Tòng) và dâng lễ. Cùng hiệp dâng trong thánh lễ có ĐGM phụ tá Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, linh mục đoàn trong TGP và các linh mục đang cư ngụ tại TGP.

( GC:Trong các lễ lớn, nhà thờ chính tòa Sài Gòn không cho ai quay phim chụp ảnh, dù ngồi nguyên tại ghế (trừ những người có trách nhiệm đưa tin), vì vậy tôi chỉ quay được đến hết Bài đọc I)


Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Chia sẻ Lời Chúa: CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM B (01.04.2012)

Trich:

 VÁC ĐỠ THÁNH GIÁ CHÚA
CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM B (01.04.2012)
[Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 14,1-15,47]

wpid-20110416133138-assetsimagesPalm_Sunday_small02.jpg Vào Tuần Thánh với Lễ Lá, bài Thương khó đã kể lại cho chúng ta nghe về Con Một Thiên Chúa mang thân phận con người với tên Giêsu. Ngài đã cô đơn đổ mồ hôi máu trong Vườn Cây Dầu như bị bỏ rơi, chấp nhận hóa thân mình nên thần lương cho nhân loại, bị chính môn đệ phản bội nộp thầy cho quân dữ, bị đứng trước vành móng ngựa, nghe bản cáo trạng hàm oan, rồi lại nghe tuyên án tử hình, chịu vác thập giá, đánh đòn, đội mão gai, té ngã trên đường lên Núi Sọ, và cuối cùng, chịu đóng đinh và chết thật.

Đó là cái giá phải trả để chuộc lại tội bội phản của tổ tông loài người. Cụ thể hơn, chỉ có hy tế thập giá của Chúa Giêsu mới là lễ dâng đẹp ý Thiên Chúa Cha, để nhờ án tử hình của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa Cha xóa đi bản án tử hình đời đời cho con người.

Tham dự vào cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu với lòng biết ơn Người đã mang lại cho chúng ta niềm hy vọng được tham dự vào cuộc sống vĩnh cửu của Thiên Chúa, nhờ lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa Cha.

Có người đặt vấn đề khá thời sự rằng: Chúa Giêsu đã chịu thương khó, đã chết và sống lại hai ngàn năm rồi. Chúng ta đang nghe việc thuật lại như một chuyện kể, một cổ tích. Làm sao chúng ta có thể lại bước đi trên Đường Thương Khó với Chúa Giêsu nữa ?!? Thật mơ hồ.

Tôi đồng ý với bạn rằng: chúng ta không tận mắt thấy Chúa Giêsu đổ mồ hôi máu trong đêm Vườn Dầu. Nhưng thiết tưởng, chúng ta có thể thấy rất cụ thể từng nếp nhăn cằn cỗi trên khuôn mặt của những Chủ Chiên ngày qua ngày phải đối phó với bầy quân dữ của Satan đang rình mò cắn xé Giáo Hội là Thân Thể Chúa Giêsu Kitô. Xin đừng nghĩ là các Chủ Chiên đang vô tư, vô tình, vô cảm trước những bức bách mang tính chủ trương và toàn diện đang xảy ra trong và cho Giáo Hội địa phương của mình. Nhưng nên nghĩ là các Ngài đang đổ mồ hôi máu mà thưa với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha nếu có thể được, thì xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha mà thôi”.

Những chủ chiên ấy, không chỉ là những Giám Mục, Linh Mục, mà cụ thể hơn là bạn, là tôi, là tất cả những người làm ông bà, cha mẹ, anh chị đang mang trong mình trọng trách bảo vệ Đức Tin cho những thành viên non trẻ của mình trước những trận cuồng phong duy vật, vô thần, vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm, vô luân lý.

Một người bạn tôi, đã từng là Đại Chủng Sinh Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt, từng Giáo Lý Viên dự tòng và hôn nhân nhiều năm liền tại Giáo Xứ của mình, hôm nay, thầy lại đành bó tay, đành cắn răng chờ xem người con rể tương lai vốn con nhà Cộng Sản kia định liệu thế nào cho số phận con gái mình khi đã trót “ăn cơm trước kẻng”: có thể là nó chịu theo Đạo để cưới vợ, cũng có thể là nó bảo Đạo ai nấy giữ, rồi cũng có thể là nó xúi dại con gái mình phá cái thai ấy đi. Thật là đau khổ ! Thế rồi, đúng là nhà ông sui của thầy đã ép thằng nhỏ phải bắt con gái thầy phá thai. Hai vợ chồng thầy đau khổ lắm. Đêm đêm bên ngọn đèn dầu thầm thĩ kêu van xin Chúa sáng soi cho con gái mình biết đường mà tuân giữ lề luật của Chúa.

Tôi vẫn nghĩ là sự chọn lựa để bảo vệ Đức Tin, để trung thành với lề luật Chúa, để tuân hành thánh ý Chúa cũng làm cho người yêu mến Chúa đến phải đổ mồ hôi máu như Chúa vậy.

Một cha giải tội cho một hối nhân thường xuyên, lần nào xưng tội cũng bấy nhiêu tội tày trời ấy, có khi còn nặng nề hơn. Cha vừa nghe tội vừa khẩn khoản tha thiết kêu xin lòng thương xót Chúa đến độ vã cả mồ hôi, lạnh ớn người ngay trong Tòa Giải Tội.

Những người đau đầu nhất, đang đổ mồ hôi máu nhất hiện nay có phải là những Giám Mục, Linh Mục, những chủ chiên đang “lựa chiều bẻ lái” cho con chiên của mình một cách ứng xử Công Giáo nhất trước tình trạng thế quyền quá lộng quyền đối với Sự Sống con người hiện nay. Nếu con người thời bây giờ biết rằng: vài chục năm trước đã có chủ trương phá thai cách toàn diện, cấp quốc gia như thế, thì hẳn đã không thể còn có chính họ hiện diện trên đời ngày hôm nay để chủ trương phá thai nữa. Là những người bảo vệ Đức Tin Công Giáo, làm chứng cho Chân Lý của Thiên Chúa, nối tiếp công cuộc Sáng Tạo và Cứu Rỗi của Thiên Chúa, không đổ mồ hôi máu được sao?

Cũng vậy, chúng ta không thấy cảnh Chúa Giêsu bị bắt bớ, không tham dự phiên tòa xét xử Chúa Giêsu, không thấy những vết bầm tím trên thân mình Chúa Giêsu khi bị quân dữ đánh đòn, không thấy Chúa Giêsu vác thập giá, ngã lên ngã xuống trên đường lên đồi cao chịu chết, hoặc nếu có thấy, thì thiết tưởng, cũng chỉ là thấy qua những bản vẽ do các họa sĩ.

Thế nhưng chúng ta có thể thấy được tận mắt các tín hữu của Chúa đang bị bắt bớ giam cầm tra tấn khắp nơi nơi đấy chứ? Nhất là, trong thời đại truyền thông nầy, thì tin tức về những chuyện bắt oan các tín hữu, bỏ tù gian, ném đá giấu tay, hay mượn tay người gây thương tích cho các Linh Mục trên đường Mục Vụ đều có thể truyền đi nhanh như chớp, làm sao mà lấy “thúng úp voi được” ? Ấy vậy, những chuyện “quả tang”, “công khai” tra tấn những người theo Chúa Kitô trong Giáo Hội Chúa Kitô đang diễn ra hàng ngày khắp nơi và cả trên đất nước chúng ta, mà chúng ta nói rằng chúng ta không tham dự được với Thập Giá Chúa Kitô sao?

Tại nơi chúng ta đang sống, Chúa Giêsu vẫn đang bị bán đứng với giá 30 đồng bạc, có khi ít hơn chỉ vài đồng, hoặc chỉ cần là sự đổi chác một chỗ ngồi, chỗ đứng cho vinh thân phì gia. Chúa Giêsu vẫn đang chịu bao lời phỉ báng, bôi nhọ, hạ nhục. Chúa Giêsu vẫn đang bị bắt bớ giam cầm, đánh đập tra tấn, đổ máu và cả mất mạng nữa. Vâng cuộc Thương Khó Chúa Giêsu đang hiển hiện nơi các tín hữu Chúa.

Như vậy, tín hữu Công Giáo Việt Nam vào cuộc Thương Khó với Chúa Giêsu không chỉ là những giờ ngắm rằng, ngắm đứng, ngắm quì sốt sắng đến rơi lệ, không chỉ là những vành khăn tang trắng xóa quấn trên đầu suốt Tuần Thánh, không chỉ là những cử hành Phụng Vụ long trọng trong Thánh Đường, không chỉ là những việc chay tịnh sám hối chỉ với Chúa, mà thiết tưởng còn phải cụ thể hơn là: khẩn cấp nhận ra và tham dự vào nỗi lo, niềm đau của các chủ chiên, của các tín hữu khắp nơi trên đất nước.

Là con cái trong nhà, xin dâng những hy sinh và vác đỡ Thánh Giá cho cha mẹ mình trong việc lo cái ăn, cái mặc, cái học và nhất là trong việc bảo vệ đời sống Đức Tin trước những nguy cơ. Là con chiên trong một đoàn chiên Giáo Hội, xin dâng những hy sinh và vác đỡ Thánh Giá cho những Chủ Chiên, những tín hữu đang gặp bức bách, giam cầm, tra tấn. Là tín hữu Công Giáo trong xã hội, xin dâng những hy sinh và chia sẻ niềm đau thương của mọi người, niềm đau do gian ác, bất công, đàn áp, niềm đau của bệnh hoạn tật nguyền, niềm đau của những mảnh đời nghiệt ngã không ai giống ai…

Đang viết bài này, tôi nhận được cú điện thoại của chị H, có người chồng 15 năm bại liệt, mọi sinh hoạt tại chỗ, con trai lớn cột sống dính khớp 9 năm nay cũng nằm luôn một chỗ cho chị H. lo lắng, con trai thứ có vợ tận Cà Mau, con gái út vừa đi học đi làm ở Sàigòn, nhà mái tôn rách nát. Mùa mưa tới rồi, chẳng biết tính sao? Tôi có thể trả lời rằng trong cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu đâu thấy có cảnh bại liệt hay dính khớp cột sống để từ chối một cảm thông được không?

Tôi bỗng nghe tiếng lòng nhắc bảo: xin đừng vừa sốt sắng tham dự Phụng Vụ cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu lại vừa dửng dưng vô tâm trước cảnh thương khó của biết bao người.

Lạy Chúa, Thánh Phanxicô đã thưa: “Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người”. Xin cho chúng con cũng nhận ra Chúa Giêsu đang đau buồn, thương tích, bị nhục mạ, bắt bớ, giam cầm, đánh đập nơi những anh chị em chúng con, và cho chúng con nhiệt tình vác đỡ Thánh Giá của anh em, như vác đỡ Thánh Giá Chúa Giêsu vậy. Amen.

PM. Cao Huy Hoàng


(Nguon: daobinhducme.net)