TRÍCH: CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM B (25.03.2012)
[Gr 31,31-34; Dt 5,7-9; Ga 12,20-33]
Ấp úng không ra được nửa lời,
Tình thu bi thiết lắm thu ơi!”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Từ)
Ga 12, 20-33)
Tình thơ hay tình Chúa, vẫn là tình mến mộ, rất khó nói. Càng khó hơn, khi Chúa đi dần vào đoạn cuối con đường thực thi ý định của Cha, như trình thuật nay diễn tả.
Trình thuật thánh Gioan nay diễn và tả bằng ngôn từ thân thương đích thực một sử thánh. Bằng tư tưởng xuyên suốt, lịch sử thánh do tác giả Tin Mừng là thánh Gioan viết đã về lại với khẳng định vẫn bảo rằng: “Hạt lúa gieo xuống đất nếu nó chết đi mới sai hoa lắm quả.” (Ga 12: 24). Thật ra, cũng khó mà biết được lời lẽ và hình ảnh ở trên có do Chúa nói hoặc thánh sử ghi ra, hay không.
Ảnh hình và lời lẽ diễn tả như trên có tác dụng thật tích cực. Nhưng, về tiến trình cuộc sống có biến hoá tác giả lại dùng ví dụ lúa mì thì xem ra không ổn cho lắm. Bởi, lúa mì thuộc dạng cỏ mà người Cận Đông thời đó biết đến qua cụm từ “Lưỡi Liềm Phì Nhiêu”. Điều này, nói lên tính chất của lúa mì là đạm thực vật dùng để nuôi sống con người. Đây là thực phẩm chủ yếu giúp các sinh vật sống và phát triển. Không lúa mì, tức không nuôi sống và cũng chẳng có cuộc sống văn minh, chính trị hoặc thể chế, dù Đạo hay đời.
Ảnh hình trên, nay là phương cách nói về vụ mùa sắp tới. Điều mà khoa học nay gọi là thời kỳ ngủ nghỉ trước khi cho vụ gặt mới. Tiến trình này là thời đâm chồi nảy lộc mới Nói thế, là nói về thực vật đi ngủ chứ không chết. Và, khi hạt giống nảy lộc từ đợt lúa đang ngủ yên, nó sinh sôi nảy nở thành lúa mới. Thế nên, vấn đề là: tiến trình kinh qua thời kỳ ngủ nghỉ có là giai đoạn đi vào cõi chết không? Và, cụm từ “chết đi” có là động từ đúng nghĩa dành cho lúa mì? Tiến trình này, có tự mình tiến hoá và biến hoá thành người mới chăng? Đó, là điều để ta tra vấn.
Áp dụng vào Hội thánh, người người nay ắt biết thánh hội là hội của những người cùng chung niềm tin. Với niềm tin này, thì các giáo xứ ở khắp nơi nay cũng đang ở trong thời kỳ “ngủ nghỉ” hoặc “chết đi” để rồi đã, đang và sẽ biến thành Đạo của Chúa rất đích thật. Đạo luôn trên giòng chảy đầy biến đổi để rồi sẽ giúp ta thành người mới. Đạo mới.
Chúa chết ngày Thứ Sáu. Và, Ngài trỗi dậy ngày Chủ Nhật, tức thời gian “ngủ nghỉ” (hiểu theo nghĩa người đời) để rồi Ngài sẽ đổi mới rất không lâu. Nhưng, bảo rằng: Chúa chết đi và cùng ta “ngủ nghỉ trong lòng đất hoặc nơi nào đó, ta có nghĩ rằng như thế là Ngài-ở-trong ta và ta-ở-trong-Ngài nay trỗi dậy để diễn tả sự thể là ta-và-Chúa cùng nhau hiện hữu, không? Suy cho cùng, người người cũng đừng nhấn mạnh thái quá lên sự thống khổ và cái chết của Chúa ngày Thứ Sáu, cho bằng hãy trỗi dậy cùng Chúa-sống-trong ta, thì tốt hơn. Bởi, Đức Chúa Phục Sinh vẫn tiếp diễn hằng ngày trong đời người.
Sự thật là: thế giới ta sống, luôn có Phục sinh/trỗi dậy. Trỗi và dậy, bằng lực năng động có tế bào sống, có mô động vật và cơ phận xác phàm tạo sự sống, trong ta. Tất cả đều quay về với mầm “gien” hầu tác động cho chương trình này như một tổng thể. Chương trình, đặt nặng vào việc chuyển tải thông tin, mẫu mã và mọi sứ điệp. Thế nên, ở những nơi có cấu trúc nhuần nhuyễn như thế, mới có trật tự. Một trật tự phức hợp khả dĩ thôi thúc mọi người hiểu cho rõ để rồi sẽ hợp tác đóng góp vào với tiến trình phát triển, tiến hoá.
Và, mầm “gien” sẽ biến hoá, đổi thay qua tiến trình đổi mới/trỗi dậy giống như thế. Trỗi dậy, để rồi đem đến cho ta thành quả hợp tiêu chuẩn và có kết quả đúng đắn. Tiến trình đổi mới mầm sống luôn mang sứ điệp phổ biến khắp nơi để rồi sẽ biến thành qui luật, có sự hỗ trợ hợp tác của yếu tố môi trường lành mạnh. Tất cả những thứ đó, biến thành một tương tác hỗ trợ, mà cuộc đời ngắn ngủi của con người không thấy và cũng chẳng thưởng lãm trọn vẹn tiến trình ấy. Nói chung, thì tiến trình đổi mới/trỗi dậy là tiến trình lớn có Chúa tham dự, vẫn diễn ra hằng ngày.
Nhìn về Chúa, hẳn người người sẽ lại nhớ các vị anh hùng hiển thánh dù chưa được tấn phong. Các vị, từng sống trong tiến trình đổi mới/trỗi dậy như Chúa. Tức, cũng sống thực và chết đi theo kiểu “ngủ nghỉ” của mầm “gien” cho ta sống. Đếm kỹ, sẽ thấy có mặt trong đó là các đấng bậc Dòng Tên ở Nam Mỹ, những vị từng khước từ việc bỏ rơi người nghèo, quyết cùng sống và cùng chết với họ. Cả các vị tu sĩ phái khắc kỷ ở Angiêria từng sống ở vùng núi Atlas đã dám ra mặt đón chào người anh em thân thương sai quấy từng giết chết nhiều tu sĩ như các ngài. Và cũng nên kể đến các nữ tu và nữ phụ từng giùm giúp/đỡ nâng người nghèo, dù bị chuốc độc hay trừ khử khỏi cộng đoàn.
Đó mới chỉ kể đến một số gương lành của các vị dám chết đi để cùng Chúa trỗi dậy. Các vị thánh chưa tấn phong mà Đức Gioan Phaolô II gọi là các bậc “tử Đạo vì lòng bác ái”. Các đấng tử Đạo này, đã cùng với dân nghèo tiến vào giai đoạn chung sống, có tiến hoá. Tiến hoá và tiến bộ, đến độ các vị ấy đã tiến vào với tình trạng biến đổi/trỗi dậy với niềm hy vọng mình sẽ không bao giờ chết .
Tiến trình đổi mới/trỗi dậy là dám đứng ra làm chứng cho cuộc sống, dù biết rằng mình không chỉ “ngủ nghỉ như chết thật” mà còn tái sinh thành thế hệ mới. Đổi mới/trỗi dậy, không cần đến phép lạ để chứng minh cho mọi người thấy đó là lập trường sống rất Đạo. Là, sống theo lời khuyên dặn của Chúa.
Các vị thánh-chưa-được-phong như Tgm Oscar Romero dám đón nhận cái chết đau đớn trong lúc ngài đang nâng chén thánh trong thánh lễ, để có thể đổi mới/trỗi dậy cùng Chúa và như Chúa. Máu ngài chan hoà với Máu Thánh Chúa trên bàn thờ. Máu ấy không đơn độc, và cũng không chết mãi trong bón tối âm thầm. Nhưng máu của ngài cùng với Máu Thánh của Chúa đã đổ chung vào giòng suối Phục Sinh, rất trỗi dậy.
Noi theo gương sáng của con dân Chúa sống âm thầm nhưng anh hùng, có lẽ cũng đừng lạnh lùng chỉ muốn làm người tử tế sống sốt sắng đời đi Đạo thôi, trong khi các người anh người chị của mình trong thánh hội vẫn cứ bị hành hình bằng nhiều cách. Cũng thế, người Công giáo cũng chẳng nên chỉ biết sống lành thánh cho mình mình, cốt được thánh Phêrô xét duyệt cho vào thế giới vĩnh hằng là xong. Nhưng, là con dân Đạo Chúa, ắt ta phải đổi mới/trỗi dậy để cùng với người anh người chị ấy tham gia tiến trình tạo mầm “gien” cho thế giới đang cựa quậy, tìm đường đổi mới như ta.
Chẳng thế mà, mọi người chúng ta đều lấy làm lạ khi thấy có người đã dám “lăn tấm đá che cửa mồ của Chúa ngày Phục Sinh, rồi ngồi đó” (Mt 27: 64) mà làm nhân chứng. Và chứng nhân Chúa “trỗi dậy” nay coi đá tảng lăn khỏi mồ, là bằng chứng cho sự việc Chúa biến đổi, rất đáng nhớ.
Áp dụng vào đời, những ai chỉ quyết duy trì sự sống của riêng mình, chỉ lo bảo vệ thân xác mình để khỏi chết, sẽ càng như người đã chết, dù đang sống. Bởi, có lập trường không sợ chết cho thân xác, ta mới có thểtách rời khỏi những gì chóng qua ở đời thường, và chấp nhận “chết cho tội lỗi”, cho những gì là tạm bợ ở đời. Còn người sợ chết, thì khác nào đã chết từ lâu dù họ đang sống cũng chỉ như thân xác động đậy mà không biến đổi, trỗi dậy. Nói cách khác, ai không ngại chết đi cho tội lỗi mới chứng tỏ mình đang sống mạnh. Sống bằng sự sống mới, rất khác biệt.
Trong cảm nghiệm về sự sống có trỗi dậy, cũng nên ngâm tiếp lời thơ còn vang vọng:
“Ấp úng không ra được nửa lời,
Tình thu tha thiết lắm thu ơi.
Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt,
Hiu hắt hơi may thoảng lại rồi…”
(Hàn mặc Tử - Buồn Thu)
Hơi may mai ngày, là sự sống có biến đổi. Là, Tình Thu nay sống lại, rất tha thiết. Tình ấy với Thu này, vẫn ở mãi trong dân gian người đời mãi không thôi. Tình Thu hôm nay là sự sống vĩnh cửu, không sợ chết. Chí ít, là cái chết của đời tạm bợ, ơ hờ. Chóng qua.
Lm. Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch.
(Nguon: daobinhducme.net)Tình thu bi thiết lắm thu ơi!”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Từ)
Ga 12, 20-33)
Tình thơ hay tình Chúa, vẫn là tình mến mộ, rất khó nói. Càng khó hơn, khi Chúa đi dần vào đoạn cuối con đường thực thi ý định của Cha, như trình thuật nay diễn tả.
Trình thuật thánh Gioan nay diễn và tả bằng ngôn từ thân thương đích thực một sử thánh. Bằng tư tưởng xuyên suốt, lịch sử thánh do tác giả Tin Mừng là thánh Gioan viết đã về lại với khẳng định vẫn bảo rằng: “Hạt lúa gieo xuống đất nếu nó chết đi mới sai hoa lắm quả.” (Ga 12: 24). Thật ra, cũng khó mà biết được lời lẽ và hình ảnh ở trên có do Chúa nói hoặc thánh sử ghi ra, hay không.
Ảnh hình và lời lẽ diễn tả như trên có tác dụng thật tích cực. Nhưng, về tiến trình cuộc sống có biến hoá tác giả lại dùng ví dụ lúa mì thì xem ra không ổn cho lắm. Bởi, lúa mì thuộc dạng cỏ mà người Cận Đông thời đó biết đến qua cụm từ “Lưỡi Liềm Phì Nhiêu”. Điều này, nói lên tính chất của lúa mì là đạm thực vật dùng để nuôi sống con người. Đây là thực phẩm chủ yếu giúp các sinh vật sống và phát triển. Không lúa mì, tức không nuôi sống và cũng chẳng có cuộc sống văn minh, chính trị hoặc thể chế, dù Đạo hay đời.
Ảnh hình trên, nay là phương cách nói về vụ mùa sắp tới. Điều mà khoa học nay gọi là thời kỳ ngủ nghỉ trước khi cho vụ gặt mới. Tiến trình này là thời đâm chồi nảy lộc mới Nói thế, là nói về thực vật đi ngủ chứ không chết. Và, khi hạt giống nảy lộc từ đợt lúa đang ngủ yên, nó sinh sôi nảy nở thành lúa mới. Thế nên, vấn đề là: tiến trình kinh qua thời kỳ ngủ nghỉ có là giai đoạn đi vào cõi chết không? Và, cụm từ “chết đi” có là động từ đúng nghĩa dành cho lúa mì? Tiến trình này, có tự mình tiến hoá và biến hoá thành người mới chăng? Đó, là điều để ta tra vấn.
Áp dụng vào Hội thánh, người người nay ắt biết thánh hội là hội của những người cùng chung niềm tin. Với niềm tin này, thì các giáo xứ ở khắp nơi nay cũng đang ở trong thời kỳ “ngủ nghỉ” hoặc “chết đi” để rồi đã, đang và sẽ biến thành Đạo của Chúa rất đích thật. Đạo luôn trên giòng chảy đầy biến đổi để rồi sẽ giúp ta thành người mới. Đạo mới.
Chúa chết ngày Thứ Sáu. Và, Ngài trỗi dậy ngày Chủ Nhật, tức thời gian “ngủ nghỉ” (hiểu theo nghĩa người đời) để rồi Ngài sẽ đổi mới rất không lâu. Nhưng, bảo rằng: Chúa chết đi và cùng ta “ngủ nghỉ trong lòng đất hoặc nơi nào đó, ta có nghĩ rằng như thế là Ngài-ở-trong ta và ta-ở-trong-Ngài nay trỗi dậy để diễn tả sự thể là ta-và-Chúa cùng nhau hiện hữu, không? Suy cho cùng, người người cũng đừng nhấn mạnh thái quá lên sự thống khổ và cái chết của Chúa ngày Thứ Sáu, cho bằng hãy trỗi dậy cùng Chúa-sống-trong ta, thì tốt hơn. Bởi, Đức Chúa Phục Sinh vẫn tiếp diễn hằng ngày trong đời người.
Sự thật là: thế giới ta sống, luôn có Phục sinh/trỗi dậy. Trỗi và dậy, bằng lực năng động có tế bào sống, có mô động vật và cơ phận xác phàm tạo sự sống, trong ta. Tất cả đều quay về với mầm “gien” hầu tác động cho chương trình này như một tổng thể. Chương trình, đặt nặng vào việc chuyển tải thông tin, mẫu mã và mọi sứ điệp. Thế nên, ở những nơi có cấu trúc nhuần nhuyễn như thế, mới có trật tự. Một trật tự phức hợp khả dĩ thôi thúc mọi người hiểu cho rõ để rồi sẽ hợp tác đóng góp vào với tiến trình phát triển, tiến hoá.
Và, mầm “gien” sẽ biến hoá, đổi thay qua tiến trình đổi mới/trỗi dậy giống như thế. Trỗi dậy, để rồi đem đến cho ta thành quả hợp tiêu chuẩn và có kết quả đúng đắn. Tiến trình đổi mới mầm sống luôn mang sứ điệp phổ biến khắp nơi để rồi sẽ biến thành qui luật, có sự hỗ trợ hợp tác của yếu tố môi trường lành mạnh. Tất cả những thứ đó, biến thành một tương tác hỗ trợ, mà cuộc đời ngắn ngủi của con người không thấy và cũng chẳng thưởng lãm trọn vẹn tiến trình ấy. Nói chung, thì tiến trình đổi mới/trỗi dậy là tiến trình lớn có Chúa tham dự, vẫn diễn ra hằng ngày.
Nhìn về Chúa, hẳn người người sẽ lại nhớ các vị anh hùng hiển thánh dù chưa được tấn phong. Các vị, từng sống trong tiến trình đổi mới/trỗi dậy như Chúa. Tức, cũng sống thực và chết đi theo kiểu “ngủ nghỉ” của mầm “gien” cho ta sống. Đếm kỹ, sẽ thấy có mặt trong đó là các đấng bậc Dòng Tên ở Nam Mỹ, những vị từng khước từ việc bỏ rơi người nghèo, quyết cùng sống và cùng chết với họ. Cả các vị tu sĩ phái khắc kỷ ở Angiêria từng sống ở vùng núi Atlas đã dám ra mặt đón chào người anh em thân thương sai quấy từng giết chết nhiều tu sĩ như các ngài. Và cũng nên kể đến các nữ tu và nữ phụ từng giùm giúp/đỡ nâng người nghèo, dù bị chuốc độc hay trừ khử khỏi cộng đoàn.
Đó mới chỉ kể đến một số gương lành của các vị dám chết đi để cùng Chúa trỗi dậy. Các vị thánh chưa tấn phong mà Đức Gioan Phaolô II gọi là các bậc “tử Đạo vì lòng bác ái”. Các đấng tử Đạo này, đã cùng với dân nghèo tiến vào giai đoạn chung sống, có tiến hoá. Tiến hoá và tiến bộ, đến độ các vị ấy đã tiến vào với tình trạng biến đổi/trỗi dậy với niềm hy vọng mình sẽ không bao giờ chết .
Tiến trình đổi mới/trỗi dậy là dám đứng ra làm chứng cho cuộc sống, dù biết rằng mình không chỉ “ngủ nghỉ như chết thật” mà còn tái sinh thành thế hệ mới. Đổi mới/trỗi dậy, không cần đến phép lạ để chứng minh cho mọi người thấy đó là lập trường sống rất Đạo. Là, sống theo lời khuyên dặn của Chúa.
Các vị thánh-chưa-được-phong như Tgm Oscar Romero dám đón nhận cái chết đau đớn trong lúc ngài đang nâng chén thánh trong thánh lễ, để có thể đổi mới/trỗi dậy cùng Chúa và như Chúa. Máu ngài chan hoà với Máu Thánh Chúa trên bàn thờ. Máu ấy không đơn độc, và cũng không chết mãi trong bón tối âm thầm. Nhưng máu của ngài cùng với Máu Thánh của Chúa đã đổ chung vào giòng suối Phục Sinh, rất trỗi dậy.
Noi theo gương sáng của con dân Chúa sống âm thầm nhưng anh hùng, có lẽ cũng đừng lạnh lùng chỉ muốn làm người tử tế sống sốt sắng đời đi Đạo thôi, trong khi các người anh người chị của mình trong thánh hội vẫn cứ bị hành hình bằng nhiều cách. Cũng thế, người Công giáo cũng chẳng nên chỉ biết sống lành thánh cho mình mình, cốt được thánh Phêrô xét duyệt cho vào thế giới vĩnh hằng là xong. Nhưng, là con dân Đạo Chúa, ắt ta phải đổi mới/trỗi dậy để cùng với người anh người chị ấy tham gia tiến trình tạo mầm “gien” cho thế giới đang cựa quậy, tìm đường đổi mới như ta.
Chẳng thế mà, mọi người chúng ta đều lấy làm lạ khi thấy có người đã dám “lăn tấm đá che cửa mồ của Chúa ngày Phục Sinh, rồi ngồi đó” (Mt 27: 64) mà làm nhân chứng. Và chứng nhân Chúa “trỗi dậy” nay coi đá tảng lăn khỏi mồ, là bằng chứng cho sự việc Chúa biến đổi, rất đáng nhớ.
Áp dụng vào đời, những ai chỉ quyết duy trì sự sống của riêng mình, chỉ lo bảo vệ thân xác mình để khỏi chết, sẽ càng như người đã chết, dù đang sống. Bởi, có lập trường không sợ chết cho thân xác, ta mới có thểtách rời khỏi những gì chóng qua ở đời thường, và chấp nhận “chết cho tội lỗi”, cho những gì là tạm bợ ở đời. Còn người sợ chết, thì khác nào đã chết từ lâu dù họ đang sống cũng chỉ như thân xác động đậy mà không biến đổi, trỗi dậy. Nói cách khác, ai không ngại chết đi cho tội lỗi mới chứng tỏ mình đang sống mạnh. Sống bằng sự sống mới, rất khác biệt.
Trong cảm nghiệm về sự sống có trỗi dậy, cũng nên ngâm tiếp lời thơ còn vang vọng:
“Ấp úng không ra được nửa lời,
Tình thu tha thiết lắm thu ơi.
Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt,
Hiu hắt hơi may thoảng lại rồi…”
(Hàn mặc Tử - Buồn Thu)
Hơi may mai ngày, là sự sống có biến đổi. Là, Tình Thu nay sống lại, rất tha thiết. Tình ấy với Thu này, vẫn ở mãi trong dân gian người đời mãi không thôi. Tình Thu hôm nay là sự sống vĩnh cửu, không sợ chết. Chí ít, là cái chết của đời tạm bợ, ơ hờ. Chóng qua.
Lm. Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét