Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Giúp trẻ sơ sinh qua đời

Cháu Giuse 2 tháng tuổi, con của chị Phạm Thị Lương mới qua đời ở bệnh viện sáng 30/3/2012, thi hài được đưa về quàn tại Nhà Giáo lý của GX Thach Da. 12g40 cùng ngày, cha phụ tá đã làm phép tẩm liệm. 7g00 ngày 31/3/2012 sẽ làm phép xác và đưa đi hỏa táng. Chị Lương quê ở xa hiện không có ai thân thích nên cha xứ nhờ Hội Chăm Sóc Bệnh Nhân đứng ra phụ giúp. Xin quý vị hảo tâm giúp đỡ.
__________

15g25 Mar 31/3/2012: Giúp trẻ sơ sinh qua đời (tt)
Các cộng đoàn đến viếng xác và nghi thức làm phép xác trước khi đưa đi hỏa táng

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Curia Xóm Mới dự lễ Acies


Vào lễ Truyền Tin hàng năm, còn gọi là lễ Acies, toàn thể hội viên Legio, cả hoạt động và tán trợ đều tập trung theo các Curia để lập lại nghi thức dâng mình trọng thể cho Đức Nữ Vương Maria. Đây là hình ảnh đoàn con cái Curia Xóm Mới, thuộc Commitium Sài Gòn 3, dâng mình cho Mẹ ở nhà thờ Lạng Sơn

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

ẤP ÚNG KHÔNG RA ĐƯỢC NƯA LỜI (Suy niệm - Chia sẻ: Lời Chúa)


TRÍCH: CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM B (25.03.2012) 
[Gr 31,31-34; Dt 5,7-9; Ga 12,20-33]

Ấp úng không ra được nửa lời,
Tình thu bi thiết lắm thu ơi!”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Từ)

Ga 12, 20-33)

Tình thơ hay tình Chúa, vẫn là tình mến mộ, rất khó nói. Càng khó hơn, khi Chúa đi dần vào đoạn cuối con đường thực thi ý định của Cha, như trình thuật nay diễn tả.

Trình thuật thánh Gioan nay diễn và tả bằng ngôn từ thân thương đích thực một sử thánh. Bằng tư tưởng xuyên suốt, lịch sử thánh do tác giả Tin Mừng là thánh Gioan viết đã về lại với khẳng định vẫn bảo rằng: “Hạt lúa gieo xuống đất nếu nó chết đi mới sai hoa lắm quả.(Ga 12: 24). Thật ra, cũng khó mà biết được lời lẽ và hình ảnh ở trên có do Chúa nói hoặc thánh sử ghi ra, hay không.

Ảnh hình và lời lẽ diễn tả như trên có tác dụng thật tích cực. Nhưng, về tiến trình cuộc sống có biến hoá tác giả lại dùng ví dụ lúa mì thì xem ra không ổn cho lắm. Bởi, lúa mì thuộc dạng cỏ mà người Cận Đông thời đó biết đến qua cụm từ “Lưỡi Liềm Phì Nhiêu”. Điều này, nói lên tính chất của lúa mì là đạm thực vật dùng để nuôi sống con người. Đây là thực phẩm chủ yếu giúp các sinh vật sống và phát triển. Không lúa mì, tức không nuôi sống và cũng chẳng có cuộc sống văn minh, chính trị hoặc thể chế, dù Đạo hay đời.

Ảnh hình trên, nay là phương cách nói về vụ mùa sắp tới. Điều mà khoa học nay gọi là thời kỳ ngủ nghỉ trước khi cho vụ gặt mới. Tiến trình này là thời đâm chồi nảy lộc mới Nói thế, là nói về thực vật đi ngủ chứ không chết. Và, khi hạt giống nảy lộc từ đợt lúa đang ngủ yên, nó sinh sôi nảy nở thành lúa mới. Thế nên, vấn đề là: tiến trình kinh qua thời kỳ ngủ nghỉ có là giai đoạn đi vào cõi chết không? Và, cụm từ “chết đi” có là động từ đúng nghĩa dành cho lúa mì? Tiến trình này, có tự mình tiến hoá và biến hoá thành người mới chăng? Đó, là điều để ta tra vấn.

Áp dụng vào Hội thánh, người người nay ắt biết thánh hội là hội của những người cùng chung niềm tin. Với niềm tin này, thì các giáo xứ ở khắp nơi nay cũng đang ở trong thời kỳ “ngủ nghỉ” hoặc “chết đi” để rồi đã, đang và sẽ biến thành Đạo của Chúa rất đích thật. Đạo luôn trên giòng chảy đầy biến đổi để rồi sẽ giúp ta thành người mới. Đạo mới.

Chúa chết ngày Thứ Sáu. Và, Ngài trỗi dậy ngày Chủ Nhật, tức thời gian “ngủ nghỉ” (hiểu theo nghĩa người đời) để rồi Ngài sẽ đổi mới rất không lâu. Nhưng, bảo rằng: Chúa chết đi và cùng ta “ngủ nghỉ trong lòng đất hoặc nơi nào đó, ta có nghĩ rằng như thế là Ngài-ở-trong ta và ta-ở-trong-Ngài nay trỗi dậy để diễn tả sự thể là ta-và-Chúa cùng nhau hiện hữu, không? Suy cho cùng, người người cũng đừng nhấn mạnh thái quá lên sự thống khổ và cái chết của Chúa ngày Thứ Sáu, cho bằng hãy trỗi dậy cùng Chúa-sống-trong ta, thì tốt hơn. Bởi, Đức Chúa Phục Sinh vẫn tiếp diễn hằng ngày trong đời người.

Sự thật là: thế giới ta sống, luôn có Phục sinh/trỗi dậy. Trỗi và dậy, bằng lực năng động có tế bào sống, có mô động vật và cơ phận xác phàm tạo sự sống, trong ta. Tất cả đều quay về với mầm “gien” hầu tác động cho chương trình này như một tổng thể. Chương trình, đặt nặng vào việc chuyển tải thông tin, mẫu mã và mọi sứ điệp. Thế nên, ở những nơi có cấu trúc nhuần nhuyễn như thế, mới có trật tự. Một trật tự phức hợp khả dĩ thôi thúc mọi người hiểu cho rõ để rồi sẽ hợp tác đóng góp vào với tiến trình phát triển, tiến hoá.

Và, mầm “gien” sẽ biến hoá, đổi thay qua tiến trình đổi mới/trỗi dậy giống như thế. Trỗi dậy, để rồi đem đến cho ta thành quả hợp tiêu chuẩn và có kết quả đúng đắn. Tiến trình đổi mới mầm sống luôn mang sứ điệp phổ biến khắp nơi để rồi sẽ biến thành qui luật, có sự hỗ trợ hợp tác của yếu tố môi trường lành mạnh. Tất cả những thứ đó, biến thành một tương tác hỗ trợ, mà cuộc đời ngắn ngủi của con người không thấy và cũng chẳng thưởng lãm trọn vẹn tiến trình ấy. Nói chung, thì tiến trình đổi mới/trỗi dậy là tiến trình lớn có Chúa tham dự, vẫn diễn ra hằng ngày.

Nhìn về Chúa, hẳn người người sẽ lại nhớ các vị anh hùng hiển thánh dù chưa được tấn phong. Các vị, từng sống trong tiến trình đổi mới/trỗi dậy như Chúa. Tức, cũng sống thực và chết đi theo kiểu “ngủ nghỉ” của mầm “gien” cho ta sống. Đếm kỹ, sẽ thấy có mặt trong đó là các đấng bậc Dòng Tên ở Nam Mỹ, những vị từng khước từ việc bỏ rơi người nghèo, quyết cùng sống và cùng chết với họ. Cả các vị tu sĩ phái khắc kỷ ở Angiêria từng sống ở vùng núi Atlas đã dám ra mặt đón chào người anh em thân thương sai quấy từng giết chết nhiều tu sĩ như các ngài. Và cũng nên kể đến các nữ tu và nữ phụ từng giùm giúp/đỡ nâng người nghèo, dù bị chuốc độc hay trừ khử khỏi cộng đoàn.

Đó mới chỉ kể đến một số gương lành của các vị dám chết đi để cùng Chúa trỗi dậy. Các vị thánh chưa tấn phong mà Đức Gioan Phaolô II gọi là các bậc “tử Đạo vì lòng bác ái”. Các đấng tử Đạo này, đã cùng với dân nghèo tiến vào giai đoạn chung sống, có tiến hoá. Tiến hoá và tiến bộ, đến độ các vị ấy đã tiến vào với tình trạng biến đổi/trỗi dậy với niềm hy vọng mình sẽ không bao giờ chết .

Tiến trình đổi mới/trỗi dậy là dám đứng ra làm chứng cho cuộc sống, dù biết rằng mình không chỉ “ngủ nghỉ như chết thật” mà còn tái sinh thành thế hệ mới. Đổi mới/trỗi dậy, không cần đến phép lạ để chứng minh cho mọi người thấy đó là lập trường sống rất Đạo. Là, sống theo lời khuyên dặn của Chúa.

Các vị thánh-chưa-được-phong như Tgm Oscar Romero dám đón nhận cái chết đau đớn trong lúc ngài đang nâng chén thánh trong thánh lễ, để có thể đổi mới/trỗi dậy cùng Chúa và như Chúa. Máu ngài chan hoà với Máu Thánh Chúa trên bàn thờ. Máu ấy không đơn độc, và cũng không chết mãi trong bón tối âm thầm. Nhưng máu của ngài cùng với Máu Thánh của Chúa đã đổ chung vào giòng suối Phục Sinh, rất trỗi dậy.

Noi theo gương sáng của con dân Chúa sống âm thầm nhưng anh hùng, có lẽ cũng đừng lạnh lùng chỉ muốn làm người tử tế sống sốt sắng đời đi Đạo thôi, trong khi các người anh người chị của mình trong thánh hội vẫn cứ bị hành hình bằng nhiều cách. Cũng thế, người Công giáo cũng chẳng nên chỉ biết sống lành thánh cho mình mình, cốt được thánh Phêrô xét duyệt cho vào thế giới vĩnh hằng là xong. Nhưng, là con dân Đạo Chúa, ắt ta phải đổi mới/trỗi dậy để cùng với người anh người chị ấy tham gia tiến trình tạo mầm “gien” cho thế giới đang cựa quậy, tìm đường đổi mới như ta.

Chẳng thế mà, mọi người chúng ta đều lấy làm lạ khi thấy có người đã dám “lăn tấm đá che cửa mồ của Chúa ngày Phục Sinh, rồi ngồi đó” (Mt 27: 64) mà làm nhân chứng. Và chứng nhân Chúa “trỗi dậy” nay coi đá tảng lăn khỏi mồ, là bằng chứng cho sự việc Chúa biến đổi, rất đáng nhớ.

Áp dụng vào đời, những ai chỉ quyết duy trì sự sống của riêng mình, chỉ lo bảo vệ thân xác mình để khỏi chết, sẽ càng như người đã chết, dù đang sống. Bởi, có lập trường không sợ chết cho thân xác, ta mới có thểtách rời khỏi những gì chóng qua ở đời thường, và chấp nhận “chết cho tội lỗi”, cho những gì là tạm bợ ở đời. Còn người sợ chết, thì khác nào đã chết từ lâu dù họ đang sống cũng chỉ như thân xác động đậy mà không biến đổi, trỗi dậy. Nói cách khác, ai không ngại chết đi cho tội lỗi mới chứng tỏ mình đang sống mạnh. Sống bằng sự sống mới, rất khác biệt.

Trong cảm nghiệm về sự sống có trỗi dậy, cũng nên ngâm tiếp lời thơ còn vang vọng:

“Ấp úng không ra được nửa lời,
Tình thu tha thiết lắm thu ơi.
Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt,
Hiu hắt hơi may thoảng lại rồi…”
(Hàn mặc Tử - Buồn Thu)

Hơi may mai ngày, là sự sống có biến đổi. Là, Tình Thu nay sống lại, rất tha thiết. Tình ấy với Thu này, vẫn ở mãi trong dân gian người đời mãi không thôi. Tình Thu hôm nay là sự sống vĩnh cửu, không sợ chết. Chí ít, là cái chết của đời tạm bợ, ơ hờ. Chóng qua.

Lm. Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch.
(Nguon: daobinhducme.net)

GX Thạch Đà: lễ Lòng Thương Xót Chúa


Chiều thứ Sáu 23/3/2012, cha Giuse Trần Đình Long đã về dâng lễ tại GX Thạch Đà, đây là lần dâng lễ đầu tiên của cha Giuse tại GX Thạch Đà

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Chuyên đề tại TTMV: Lời Chúa cho mọi người (video)

Tối thứ Tư 21/3/2012 tại TTMV tổng GP Sài Gòn đã có buổi sinh hoạt chuyên đề “Lời Chúa cho mọi người”. Chuyên đề bàn về việc thực hành Lời Chúa theo phong trào Focolare

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

GX Bắc Dũng: mừng kính lễ thánh cả Giuse (bài + video)


GX Bắc Dũng: mừng kính thánh cả Giuse

Hòa với niềm vui chung của Giáo Hội hoàn vũ, chiều 19/3/2012 GX Bắc Dũng đã long trọng mừng lễ thánh cả Giuse, quan thầy của giáo xứ, của cha xứ và mừng kỷ niệm 20 xây dựng thanh đường. Trước thánh lễ cha chính xứ Giuse Trần Cao Thăng đã cắt băng khánh thành tượng đài thánh cả Giuse vừa xây dựng xong.
Thánh lễ được cử hành ở ngoài sân, trước mặt tiền nhà thờ nơi có đài thánh Giuse mới, đông đảo quý tu sỹ nam nữ và quý bà con giáo dân cùng tham dự.
Chia sẻ trong thánh lễ cha Giuse, chính xứ nhắn nhủ mọi người phải biết noi gương hy sinh khiêm nhường của thánh Giuse. Cuộc đời Ngài trải qua rất nhiều khó khăn thử thách cả ngoại cảnh lẫn nội tâm, nhưng Ngài đã cố gắng vượt qua. Với vai trò che chở, chăm sóc  Đức Maria và Chúa Giê-su, Ngài đã hoàn thành sứ vụ trong tâm tình phó thác và cậy trông. Các bạn trẻ phải biết hy sinh hạnh phúc cá nhân để bảo toàn hạnh phúc gia đình mình như thánh Giuse. Mỗi người đều được giao những sứ vụ nào đó, phải cố gắng chu toàn như thánh cả Giuse…
Trong phần làm phép khánh thành tượng đài Thánh Cả Giuse, cha chính xứ cho biết, công trình được khởi sự  cách đây chỉ vỏn vẹn 3 tuần. Hoàn thành được trong thời gian như vậy là nhờ sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể bà con trong GX, từ thiết kế, thi công đến trang trí đều do người của GX đảm nhận. Hơn 200 người đã đặt viên đá của mình dưới chân tượng thánh. Hôm đưa tượng về, trời đang nắng bỗng đổ mưa, mọi người kháo nhau “Thánh về! Thánh về!”... Ý tưởng xây dựng tượng đài mang tính cách bình dân gần gũi với mọi người, toàn công trình có màu trắng là màu hoa huệ tinh khiết, góc vuông và tháp tròn tượng trưng cho trời và đất, 7 cột để chỉ những nhân đức trụ cột của thánh Giuse. Hoa văn cành lá trên tường chỉ sự thịnh vượng như câu 13, 14 của Thánh Vịnh 92:
Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li- băng, được trồng nơi nhà CHÚA, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta.”
Cuối thánh lễ, ông chủ tịch HĐMV GX Martinô Đặng Hữu Đạo cảm ơn cha chính xứ đã dâng lễ tạ ơn trọng thể cầu nguyện cho mọi người, cảm ơn quý tu sỹ nam nữ và quý cộng đoàn Dân Chúa đã đến hiệp thông trong thánh lễ. Cảm ơn cha đã khởi xướng xây dựng công trình tượng đài thánh Giuse. Thay mặt cho cộng đoàn GX, ông chúc mừng cha xứ nhân ngày kính thánh bổn mạng của cha, chúc cha luôn nhiệt thành yêu thương gắn bó với đoàn chiên…
Thánh lễ mừng kính thánh Giuse, Đấng bảo trợ giáo xứ đã khép lại bằng bữa tiệc thắm tình huynh đệ mà gia đình nào cũng có người tham dự.

 (Viết chung với Bùi Luận)
                                                 __________________________________________________
Tập 1

Tập 2




Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Cursillo Sài Gòn và Giáo chức Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Chay (video)



Cursillo Sài Gòn: tĩnh tâm Mùa Chay   (tin ngan)
Phong trào Cursillo Sài Gòn vừa có buổi tĩnh tâm Mùa Chay tại dòng Phanxicô Thủ Đức ngày 17/3/2012. Cha linh hướng Phao-lô Nguyễn Quốc Hưng đã giúp cho hơn 60 anh chị em suy tư sám hối, chuẩn bị tâm hồn mừng đại lễ Phục Sinh sắp tới.
Buổi tĩnh tâm bắt đầu từ 8g30 và kết thúc lúc 17g00. Khai mạc bằng giờ chầu Thánh Thể, sau đó cha Phao-lô  hướng dẫn cộng đoàn suy niệm theo chủ đề: “Phục vụ theo gương Thầy Chí Thánh”. Xen kẽ giữa thánh lễ và chầu bế mạc là 3 đề tài thảo luận: Ơn gọi nhóm trưởng, Những cản trở trong sinh hoạt Nhóm Thân hữu và Hội nhóm và Ultreya- Tại sao? 
Qua hình ảnh Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ, phần suy niệm đã thúc giục mọi người cúi mình dấn thân phục vụ anh em: “Chuyện kể, thánh Giêrênimô đã dâng cho Chúa Hài Đồng tất cả con người mình, từ tâm hồn, thể xác , tài năng sức lực… Nhưng Chúa cho biết những thứ đó vẫn không đủ, Chúa muốn thánh nhân phải dâng cả những tội lỗi của mình cho Chúa… Khi đi trợ tá có người trở thành sao mai, sao hôm, sao chổi, sao xẹt: Sao mai là các anh chị sáng sớm đã thức dậy chuẩn bị công việc, sao hôm thì thức đến khuya, sao chỗi thì luôn quét dọn, sao xẹt chạy đầu này qua đầu nọ… Mỗi người hãy tự nhủ, phục vụ phải trở thành niềm vui, thành lý tưởng, thành hành trang của tôi…” Cha nói.
Phong trào Cursillo Sài Gòn tái lập hoạt động từ năm 2009. Với sự trợ giúp của quý cha linh hướng và các trợ tá phương xa, đến nay đã có 4 khóa tĩnh huấn, mỗi khóa 3 ngày, được mở. Phong trào giúp các thành viên trở thành những Kitô Hữu đích thực và trở thành men muối để biến đổi môi trường nơi họ đang sinh sống- làm việc.


Cursillo Sài Gòn:Tĩnh tâm Mùa Chay (video)
_______________________________________________________________


Giáo chức Công Giáo:Tĩnh tâm Mùa Chay (Khối hưu trí)

Suy niem: Chúa Nhật IV Mùa Chay


TRÍCH
ÂN SỦNG & LÒNG TIN
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM B (18.03.2012)
[2 Sb 36,14-16.19-23; Ep 2,4-10; Ga 3,14-21]
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Hai yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống Đức Tin và Ơn Cứu Rồi là “ân sủng và lòng tin.” Đó chính là ý nghĩa của ba bài Thánh Kinh mà Mẹ Hội Thánh cho chúng ta đọc trong Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B này.
Ân sủng và lòng tin là hai yếu tố thiết yếu tạo nên Ơn Cứu Độ. Không có Ân sủng, không có Ơn Cứu Độ. Nhưng không có lòng tin cũng không có Ơn Cứu Độ. Ân sủng là của Thiên Chúa, Người ban cho con người “một cách nhưng không”. Lòng tin là sự đáp trả hay phần đóng góp của con người, nhưng cũng do tác động của ân sủng. Thật là sự hợp tác kỳ diệu và tuyệt vời giữa Đấng Tạo Hóa và con người tạo vật trong việc đem hạnh phúc thật đến cho loài người là chúng ta!
II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH
2.1 Trong bài đọc (2 Sb 36,14-16.19-23): Cơn thịnh nộ và lòng thương xót của Chúa.
(14) Tất cả các thủ lãnh của các tưtế và dân chúng mỗi ngày một thêm bất trung bất nghĩa, học theo mọi thói ghê tởm của chư dân và làm cho Nhà Đức Chúa đã được thánh hiếnở Giê-ru-sa-lem ra ô uế. (15) Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên họ vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, vì Người hằng thương xót dân vàthánh điện của Người. (16)Nhưng họ nhạo cười các sứ giả của Thiên Chúa, khinh thường lời Người và chế giễu các ngôn sứ của Người, khiến Đức Chúa bừng bừng nổi giận mà trừng phạt dân Người đến vô phương cứu chữa.
(19) Quân Can-đê đốt Nhà Thiên Chúa, triệt hạ tường thành Giê-ru-sa-lem, phóng hỏa đốt các lâu đài trong thành và phá hủy mọi đồ đạc quý giá. (20) Những ai còn sót lại không bị gươm đâm, thì vua bắt đi đày ở Ba-by-lon; họtrở thành nô lệ của vua và con cháu vua, cho đến thời vương quốc Ba Tưngự trị. (21) Thế là ứng nghiệm lời Đức Chúa phán, qua miệng ngôn sứ Giê-rê-mi-a rằng: cho đến khi đất được hưởng bù những năm sa-bát và suốt thời gian nó bị tàn phá, nó sẽ nghỉ, cho hết bảy mươi năm tròn.
(22) Năm thứ nhất thời vua Ky-rô trị vìnước Ba Tư, để lời Đức Chúa phán qua miệng ngôn sứ Giê-rê-mi-a được hoàn toàn ứng nghiệm, Đức Chúa tác động trên tâm trí Ky-rô, vua Ba Tư. Vua thông báo cho toàn vương quốc và ra sắc chỉ như sau: (23) "Ky-rô, vua Ba Tư, phán thế này: 'Đức Chúa, Thiên Chúa trên trời, đã ban cho ta mọi vương quốc dưới đất. Chính Người trao cho ta trách nhiệm tái thiết cho Người một ngôi Nhà ở Giê-ru-sa-lem tại Giu-đa. Vậy ai trong các ngươi thuộc dân của Người, thì xin Đức Chúa, Thiên Chúa của họ ởvới họ, và họ hãy tiến lên ...!"
2.2 Trong bài đọc 2 (Ep 2,4-10): được cứu độ nhờ ân sủng.
(4) Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, (5) nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Ki-tô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! (6) Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngựtrị với Đức Ki-tô Giê-su trên cõi trời.
(7) Như thế, Người tỏ lòng nhân hậu của Người đối với chúng ta trong Đức Ki-tô Giê-su, để biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân sủng dồi dào phong phú của Người. (8) Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh emđược cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; (9) cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện. (10) Thật thế, chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Ki-tô Giê-su, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta.
2.3 Trong bài Tin Mừng (Ga 3,14-21): Ai tin vào Con Một thì được cứu độ.
(14) Khi ấy, Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, (15) để ai tin vào Người thìđược sống muôn đời. (16) Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.(17) Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. (18) Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. (19) Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thếgian, nhưng người ta ưa chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. (20) Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. (21) Những kẻsống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của ngườiấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."
III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG & SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH
3.1 Chân dung của Thiên Chúa
(1°) Trong bài đọc 1 (2 Sb 36,14-16.19-23), chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa là Đấng yêu thương và quảng đại như thế nào đối với dân Ít-ra-en: dù dân và những người lãnh đạo của dân có phản bội, bất trung, bất nghĩa thế nào đi nữa thì Chúa vẫn một mực yêu thương và thứ tha cho họ. Để lôi kéo dân trở về, Thiên Chúa sai các sứ giả đến dạy dỗ hướng dẫn dân. Thiên Chúa còn dùng cả nhà vua Ba Tư để thực hiện chương trình cứu độ của Người.
(2°) Trong bài đọc 2 (Ep 2,4-10) Thánh Phao-lô Tông đồ xác định một điều hết sức quan trọng và cốt yếu trong giáo lý và thần học Ki-tô giáo: con người được cứu là nhờ lòng thương vô bờ bến của Thiên Chúa tức nhờ ơn sủng mà Thiên Chúa rộng lượng ban “không” cho con người, chứ không phải do công lao của con người. Nhưng nói thế không có nghĩa là con người không “có phần” trong đó. Phần của con người và là phần không thể thiếu là lòng tin, là sự đáp trả trước tấm lòng yêu thương và ân ban của Thiên Chúa.
(3°)Trong bài Tin Mừng (Ga 3,14-21) Thánh Gio-an kể lại những lời khẳng định của Chúa Giê-su với ông Ni-cô-đê-mô, một bậc thày trong dân Ít-ra-en thời Chúa Giê-su, về điểm cốt lõi của Ki-tô giáo: Vì yêu thương loài người, Thiên Chúa đã ban Con Một Người cho thế gian để những ai tin vào Người thì được cứu!
Cũng là ân ban và lòng tin. Ở nơi nào hai yếu tố này gặp nhau thì ở nơi ấy phát sinh ơn cứu độ.
3.2 Sứ điệp của Lời Chúa
Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người / mỗi cộng đoàn chúng ta hãy:
đón nhận Ơn Sủng của Thiên Chúa
& đáp lại Tình Thương của Người
bằng việc TIN vào Con Một của Người là Chúa Giê-su Ki-tô!
IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA HÔM NAY
4.1 Sống với Thiên Chúa là mở rộng tâm hồn và cuộc sống để Thiên Chúa đổ tràn Ơn Sủng của Người vào đó. Tâm hồn và cuộc sống của chúng ta càng rộng mở với Thiên Chúa thì chúng ta càng hứng được nhiều ơn sủng của Người.
4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa là đáp lại Tình Yêu của Thiên Chúa bằng một lòng tin sắt son vào Con Một Thiên Chúa là Chúa Giê-su Ki-tô.
Vì thế mà mỗi người và mỗi cộng đoàn hãy tự hỏi:
* Tôi/Chúng ta có thật sự tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa không?
* Tôi/Chúng ta phải thay đổi gì trong cách suy nghĩ và hành động để tăng thêm lòng tin vào Con Một Thiên Chúa là Chúa Giê-su Ki-tô?
* Tôi/Chúng ta có mở rộngtâm hồn và cuộc sống của mình để đón nhận Ơn Chúa không?
* Trong tâm hồn và cuộc sống của tôi/chúng ta hiện có gì đang ngăn cản không cho Ơn Chúa đổ vào?
* Tôi/Chúng ta phải làm gì để khai thông cho Ơn Chúa đổ vào tâm hồn và cuộc sống của mình?
V. CẦU NGUYỆN CHO HỘI THÁNH VÀ THẾ GIỚI
[Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý: ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]
5.1 «Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời..» Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban mọi người mọi nước ơn sớm nhận tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa. Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.
5.2 «Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ!» Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Ki-tô hữu, nhất là cho Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô XVI, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ, để mọi thành phần Dân Chúa, ý thức sâu sắc về việc mìnhđược cứu độ là nhờ ân sủng “nhưng không” do Thiên Chúa ban.
X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa. Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.
5.3 «Những kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấyđã được thực hiện trong Thiên Chúa.» Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người thuộc giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, càng ngày càng yêu mến sự thật và sống trong ánh sáng của Thiên Chúa.
X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa. Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.
5.4 «Ánh sáng đã đến thế gian» Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo các quốc gia và thế giới, để họ tìm đến với ánh sáng của Thiên Chúa trong khi thi hành nhiệm vụ lãnh đạo dân nước.
X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa. Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. 

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Tạ ơn Chúa


Tĩnh tâm vừa về tới nhà, nghỉ ngơi lát thì trời tối, mở blog tletan1 ra xem, thấy có con số tròn ngàn(hai lần mở ra vô tình đều tròn ngàn). Tạ ơn Chúa.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

GX Bắc Dũng: Tĩnh tâm mừng lễ thánh cả Giuse (video)

Chuẩn bị mừng lễ thánh cả Giuse, quan thầy GX, và đại lễ Phục Sinh, GX đã làm tuần cửu nhật kính thánh Giuse. Tượng đài thánh Giuse nơi khuôn viên mới chuẩn bị được khánh thành.

Cha xứ đã giảng tĩnh tâm trong 2 ngày 14 và 15/3/2012. Video dưới đây là bài giảng tĩnh tâm ngày thứ 2: 15/3/2012


Tập 1/2

Tập  2/2



Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Suy niệm Chúa Nhật III Mùa Chay

Trích: <Kính thưa quý Cha, quý soeurs, quý cộng tác viên, quý anh chị Legio và quý bạn đọc quý mến.

Đạo Binh Đức Mẹ kính chuyển tới quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và quý cộng đoàn: "Đường Thánh Giá" trong mùa Chay thánh 2012 này.
Nếu một ngày quí vị login vào internet xin hãy ghé vào trang web: "http://www.youtube.com/watch?v=renmRm3uXRA" để cùng suy ngắm 14 chặng đàng thánh giá với Chúa Giê-su.
Chặng đàng thánh giá online con vừa làm với mục đích để mọi người cùng suy ngắm trong Mùa Chay với những lời suy miệm thật tha thiết mong tìm về mạch sống trường sinh mang bản tính con người của các soeurs Dòng Mến Thánh Giá.
Những chặng đường thánh giá dưới dạng audio có thể tìm thấy tại trang www.thanhlinh.net . Xin giới thiệu đến quý vị để cùng đi với Chúa Giê-su đến chặng cuối cùng trên con Đường Thập Giá.
Giữa thời đại "internet" những hình thức cầu nguyện này cũng là cách thức hữu ích đem tâm tình Tin mừng theo từng mùa phụng vụ của Hội Thánh Công Giáo để mọi người nhận biết Tình Yêu Thiên Chúa.
Rất quý mến,
BBT Đạo Binh Đức Mẹ.>
--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã được đăng ký vào nhóm Google Groups "Legio Mariae".
Để đăng bài lên nhóm này, hãy gửi email đến legio-mariae@googlegroups.com.
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này, hãy gửi email tới legio-mariae+unsubscribe@googlegroups.com.
Để biết tùy chọn khác, hãy truy cập nhóm này tại http://groups.google.com/group/legio-mariae?hl=vi.

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY B

Lời Chúa: Xh 20, 1 – 17; 1Cr 1, 22 – 25; Ga 2, 13 – 25

"Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán." Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân (Ga 2, 16b - 17)

...   ...  ...

...   ...   ... 

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B (11.03.2009)

[Xh 20,1-17; 1 Cr 1,22-25; Ga 2,13-25]
Audio Chúa Nhật III MC B 2000 do ĐGM. Pr. Khảm thuyết giảng
Một trong những vấn đề lớn của thế giới hiện nay là nạn ô nhiễm môi sinh. Các giòng sông đang bị ô nhiễm vì biết bao chất thải dơ bẩn, độc hại. Không khí ta hít thở đang bị đe dọa vì bụi bặm, vì khói xe, khói nhà máy. Nước biển bị ô nhiễm vì nạn dầu nhớt rò rỉ, vì chất thải của những lò phản ứng nguyên tử. Tầng khí quyển bị những chất khí độc chọc thủng đang làm thay đổi khí hậu và gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Để con người có thể sống và phát triển được, thế giới cần phải được thanh tẩy khỏi các nguồn ô nhiễm.

Sự ô nhiễm không chỉ trong môi trường vật lý. Nhiều môi trường khác như môi trường văn hóa, môi trường đạo đức cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng. Tôn giáo không tránh khỏi nạn ô nhiễm. Muốn cho bầu khí đạo đức được trong sạch, muốn cho đời sống tâm linh tồn tại và phát triển, tôn giáo cũng cần được thanh tẩy. Hôm nay Đức Giê-su vào Đền thờ và đã thanh tẩy Đền thờ. Người đã làm 3 cuộc thanh tẩy
1) Người đã thanh tẩy Đền thờ khỏi ô nhiễm vì súc vật.

Trong nghi lễ của đạo Do-thái, cần có súc vật để dâng cho Thiên Chúa. Khi dâng lễ hy sinh, người ta mổ một con thú, đặt trên bàn thờ rồi đốt lửa thiêu con vật. Mùi mỡ cháy quyện khói xông lên nghi ngút. Người giầu thì dâng một con bò hay một con chiên. Người nghèo có thể dâng một cặp chim bồ câu hoặc một đôi chim gáy. Để đáp ứng nhu cầu của tín đồ,dịch vụ cung cấp lễ vật mau chóng thành hình ngay trong khuôn viên Đền thờ. Ta hãy tưởng tượng một chợ trâu bò ngay trong Đền thờ. Thật là dơ bẩn, ồn ào và chướng tai gai mắt. Nhưng nhu cầu đã biện minh cho sự ô nhiễm. Và dân Do-thái mặc nhiên chấp nhận để cho súc vật nghễu nghện ngự trị ngay trong khuôn viên Đền thờ rất nguy nga, rất lộng lẫy, rất cao sang mà họ từng ca tụng là “đền vàng”, là “nơi thánh”. Thấy nhà Chúa bị xúc phạm, Đức Giê-su không kiềm chế được cơn giận, đã lấy roi xua đuổi hết súc vật và cả đám con buôn ra khỏi Đền thờ.

2) Khi xua đuổi các con buôn ra khỏi Đền thờ, Đức Giê-su đã thanh tẩy thói tôn thờ ngẫu tượng.

Theo Đức Giê-su, ngẫu tượng nguy hiểm nhất là tiền bạc, tức là thần “Mammon”. Đã có lần Người lên tiếng cảnh báo: “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền của”, và “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào nước Thiên đàng”. Những con buôn đưa súc vật vào Đền thờ không do lòng yêu mến Thiên Chúa, nhưng vì lợi nhuận. Đưa súc vật vào nơi tôn nghiêm, họ đã coi trọng tiền bạc hơn Chúa. Để cho súc vật làm ô uế Đền thờ cao trọng, họ đã dùng Đền thờ làm phương tiện phục vụ túi tiền của họ. Các tư tế coi sóc Đền thờ có lẽ cũng được chia phần nên đã cho phép con buôn được tự do họp chợ trong Đền thờ. Họ cũng như con buôn, coi tiền bạc trọng hơn Thiên Chúa. Họ đã rơi vào thói tôn thờ ngẫu tượng: thờ tiền bạc, dùng Chúa và Đền thờ để phục vụ tư lợi.

3) Khi đuổi súc vật ra khỏi Đền thờ, Đức Giê-su muốn thanh tẩy cung cách thờ phượng của ta.

Trước kia người ta dâng súc vật làm của lễ. Lòng đạo đức được đo lường bằng sức nặng của con vật. Dâng con vật to sẽ được nhiều ơn phúc. Nay, Đức Giê-su cho thấy Chúa đã chán thịt bò, mỡ dê. Chúa đã ghê sợ mùi khói mùi khét lẹt, mùi máu tanh tưởi (cf. Is 1,11). Thánh vương Đa-vít đã hiểu: “Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận” (Tv 50,16). Chúa muốn ta đến với Người bằng chính bản thân ta. Lễ dâng đẹp lòng Chúa là thái độ khiêm nhường thống hối như lời Thánh vịnh: “Lễ dâng Chúa là tâm hồn thống hối. Một tấm lòng tan nát dày vò, Chúa sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50). Lễ dâng đẹp lòng Chúa là phó thác trót cả tâm hồn thân xác trong tay Chúa như Đức Giê-su đã làm trên Thánh giá: “Lạy Cha, con dâng phó hồn con trong tay Cha”. Lễ dâng được Chúa vui lòng chấp nhận là sát tế chính bản thân mình để làm theo ý Chúa: “Máu chiên bò Chúa không ưng. Của lễ toàn thiêu Chúa không nhận. Thì này con đến để làm theo ý Chúa (Tv). Ta sát tế chính bản thân mỗi khi ta từ bỏ ý riêng, chiến đấu chống lại những cơn cám dỗ của dục vọng, tiền bạc, thói gian tham, tính tự ái kiêu căng, sự chia rẽ bất hòa.
Đức Giê-su đã thanh tẩy Đền thờ. Người muốn ta hãy tiếp tục công việc của Người. Giữ gìn cho nhà thờ luôn sạch đẹp, có bầu khí tôn nghiêm là điều cần thiết. Nhưng cần hơn vẫn là giữ gìn ngôi Đền thờ thiêng liêng là chính bản thân ta. Tâm hồn chính là cung thánh nơi Chúa ngự. Ta phải luôn luôn thanh tẩy tâm hồn để xứng đáng với Chúa. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi thói tôn thờ tiền bạc, coi trọng tiền bạc hơn Chúa. hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi những dục vọng đam mê làm ô uế cung thánh của Chúa. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi thói gian tham, bất công. Hãy thanh tẩy tâm hồn ta khỏi những kiêu căng đố kỵ. Thân xác ta là Đền thờ của Chúa. Hãy kính trọng thân xác của mình và của người khác. Hãy tu bổ những Đền thờ thân xác đã xuống cấp, suy tàn, bị xúc phạm, bị bán rẻ. Hãy sửa chữa những Đền thờ thân xác đang bị bào mòn vì bệnh tật, vì đói khát, vì thương tích. Hãy kính trọng thân xác của người khác vì đó là Đền thờ của Chúa.

Trong mùa Chay này, ta hãy cố gắng thanh tẩy bản thân, để tâm hồn và thân xác ta trở thành một Đền thờ xứng đáng cho Chúa ngự.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Khi tham dự thánh lễ, bạn có giữ cho nhà thờ có bầu khí trang nghiêm, lắng đọng không?

2) Đền thờ tâm hồn và thân xác bạn có những gì cần phải thanh tẩy không?

3) Mùa Chay này, bạn sẽ làm gì để trở nên một Đền thờ xứng đáng cho Chúa ngự?

+ ĐTGM. Giu-se Ngô Quang Kiệt

______________________

ĐỨC GIÊSU TẨY UẾ ĐỀN THỜ


CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B (11.03.2009)

[Xh 20,1-17; 1 Cr 1,22-25; Ga 2,13-25]

Vì nhiệt thành lo cho nhà của Cha, vì muốn hoàn toàn dành ngôi nhà này cho Cha, Đức Giêsu đã nổi cơn nghĩa nộ mà bảo vệ quyền lợi của Cha, trong khi vẫn làm chủ chính mình. 

1.- Ngữ cảnh
Lần đầu tiên, tác giả Gioan có một bản văn song song với các TMNL (Mc 11,15-19;  Mt 21,12-17;  Lc 19,45-48). Tuy nhiên, có những khác biệt:

- Trong khi TM IV đặt biến cố này vào đầu sứ vụ của Đức Giêsu, các TMNL lại đặt ở đầu tuần Khổ Nạn. 
- Lý do đã thúc đẩy Đức Giêsu can thiệp được gợi hứng bởi các bản văn ngôn sứ, cũng không giống nhau: “một nơi buôn bán” (Ga 2,16) thì nhắm đến chuyện mua qua bán lại,  còn “sào huyệt của bọn cướp” (Mc 11,17 và //) thì hàm chứa một cáo giác về sự trộm cắp.
- Cuối cùng, cuộc cãi vã giữa Đức Giêsu và các đối thủ xảy ra ngay sau đó (theo Ga), hoặc lại vào ngày hôm sau (theo các TMNL : Mc 11,28 và //).
Trong quá khứ, người ta thường đề nghị một giả thuyết, theo chiều hướng tương phù (concordism):  Đức Giêsu đã đuổi những người buôn bán khỏi Đền Thờ 2 lần, vào đầu sứ vụ (Ga) và cuối sứ vụ (TMNL). Nhưng dường như khó tin được rằng Đức Giêsu có thể lặp lại được một thách đố như thế đối với giới lãnh đạo Do Thái giáo. Đàng khác, giữa bản văn của Ga và của các TMNL có những nét tương đồng, khiến người ta phải nghĩ rằng hầu chắc các bản văn ấy đều đề cập tới một biến cố duy nhất: nơi cả hai bên, ta đều thấy cùng một cơ hội đã khiến Đức Giêsu làm cử chỉ ấy (sự hiện diện của những người buôn bán và đổi tiền trong Đền Thờ), có một lời Đức Giêsu trách mắng những người bán hàng, sự can thiệp của các thủ lãnh Do Thái, và nhất là dây liên hệ chặt chẽ giữa hành động này và cái chết của Đức Giêsu (Ga 2,17.19; Mc 11,18; Lc 19,47).
Vậy phải chọn giữa bài của Gioan và bài của TMNL: bài nào đã đặt biến cố này vào đúng thời điểm?
1). Đa số các nhà chú giải Công Giáo và nhiều nhà chú giải Tin Lành ủng hộ bài của Gioan. Luận điểm chính nằm trong chi tiết về thời gian do 2,20 cung cấp: Công việc xây dựng Đền Thờ bắt đầu từ năm 20/19 tr CG (Fl. Josèphe, Ant XV, 380); vào lúc này là năm 28/27 CN: thời điểm này phù hợp với khởi đầu sứ vụ của Đức Giêsu hơn. Khi đó, người ta hiểu các TMNL đã đặt biến cố này vào cuối sứ vụ của Đức Giêsu, bởi vì các TMNL chỉ nói đến một chuyến đi lên Giêrusalem duy nhất và một lễ Vượt Qua duy nhất.
2). Những người nghiêng về các TMNL thì ghi nhận trước tiên rằng dây liên kết giữa thách đố này của Đức Giêsu và cái chết của Người không mấy phù hợp với thời gian khởi đầu sứ vụ của Người. Tại cuộc xử án Đức Giêsu, lời của các nhân chứng nhắc lại câu tuyên bố của Người về việc phá Đền Thờ giả thiết là sự việc mới xảy ra, nên người ta còn nhớ rõ. Nhưng luận điểm mạnh nhất, là tác giả Gioan đã đưa bài tường thuật này ra đầu sứ vụ của Đức Giêsu, vì ông trung thành với quan điểm ông đã biểu lộ trong bài tường thuật Dấu lạ Cana (Ga 2,4.11): ông muốn quy hướng toàn thể sứ vụ của Đức Giêsu ngay từ đầu về “giờ” Khổ Nạn của Người; hơn nữa, Gioan muốn rằng Do Thái giáo chính thức được chứng kiến Đức Giêsu biểu lộ tư cách Mêsia của Người ngay từ đầu, để những người Do Thái phải ở trong một tư thế bị phán xét.
Nói cho cùng, thật khó chọn bài nào, bởi vì cả hai luận đề đều có những lập luận vững chắc.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Đức Giêsu tẩy uế Đền Thờ (2,13-17);
2) Đức Giêsu nói về phá hủy và xây dựng lại Đền Thờ (2,18-22);
3) Chuyển tiếp và dẫn nhập vào truyện Nicôđêmô (2,23-25).
3.- Vài điểm chú giải
- Gần đến lễ Vượt Qua của người Do Thái (13): Thời gian của dấu lạ này dĩ nhiên gợi nhớ tới lễ Vượt Qua trong đó Đức Giêsu sẽ bị xử tử. Tương quan giữa việc tẩy uế Đền Thờ và cuộc Khổ Nạn của Đức Giêsu đã được ám chỉ. Mc 11,18 và Lc 19,47t sẽ ghi nhận rằng sự can thiệp của Đức Giêsu, vì kết án cả giới lãnh đạo Do Thái giáo, sẽ khiến các thượng tế và các kinh sư quyết định “giết Người”.
- trong Đền Thờ (en tôi hiêrôi, 14): Đây là tiền đường của Đền Thờ (đối lại với naos là Đền Thờ đúng nghĩa, gần gian Thánh và gian Cực Thánh).
- Các môn đệ của Người nhớ lại (17): Sau khi Đức Giêsu sống lại, khi Thánh Thần đã ban cho các ông hiểu các dấu chỉ Thầy đã làm, các môn đệ đã hiểu biến cố hôm nay:
- Người Do Thái (18):  Trong thực tế, đây là giới lãnh đạo Đền Thờ (các tư tế, các thầy Lêvi và vệ binh), những người chịu trách nhiệm về tình trạng vừa bị Đức Giêsu kết án. Như ở khắp nơi trong Tin Mừng, tác giả Gioan không phân biệt giữa các nhà lãnh đạo và dân Do Thái đã từ chối tin vào Đức Kitô. Vậy phải nói là toàn thể hệ thống phượng tự của dân này đang được đề cập đến.
- Các ông cứ phá hủy (làm tan rã) Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại (sẽ đánh thức dậy) (19): Câu này có thể hiểu là một mệnh lệnh: “Các ông hãy phá hủy...”, hoặc như một câu ở thì tương lai: “Các ông sẽ phá hủy...”, hoặc như một câu giả thiết: “Cứ giả sử là các ông phá hủy...”. Thật ra, các động từ “làm tan rã” (lyô) và “đánh thức dậy” (egeirô) không phù hợp chút nào với một tòa nhà vật chất cả.
- bốn mươi sáu năm (20): Đền Thờ, với phần cung thánh và tiền đường, đã được vua Hêrôđê rộng tay chi tiền sửa sang lại thật huy hoàng. Khởi công vào năm 16 triều đại ông (x. Fl. Josèphe, Ant. jud., 15, 11, 1) vào năm 734-735 thành Rôma, là năm 20-19 tCN, các công việc đã kéo dài cho tới thời Tổng đốc Anbinô, năm 62-64 (Ant. jud., 20, 9, 7). Vào thời điểm của bài tường thuật này, chúng ta ở vào năm xây dựng thứ 46. Lấy khởi điểm là năm 20 hoặc 19, sự cố tẩy uế Đền Thờ đã xảy ra vào lễ Vượt Qua năm 27 hoặc 28. Điều này phù hợp với Lc 3,2, vì bản văn này đã xác định phép rửa của Đức Giêsu xảy ra vào năm 15 triều đại Tibêriô, tức giữa ngày 1-10-27 và 30-9-28.
- ... là chính thân thể Người (21): Đền Thờ mới sẽ thay thế Đền Thờ cũ đã bị tục hóa chính là thân thể phục sinh của Đức Kitô. Với lời giải thích của thánh Phaolô (x. 1 Cr 3,16 và 12,27; Ep 2,21 và 4,12), Đền Thờ mới là Giáo Hội, thân thể vinh hiển của Đức Kitô phục sinh, và tất cả các tín hữu được kết hợp với Người.
- Vậy, khi Người từ cõi chết chỗi dậy, các môn đệ nhớ lại... Họ tin (22): Tác giả Máccô cứ đều đặn ghi nhận rằng các môn đệ không hiểu. Gioan thì nói cách tích cực rằng các môn đệ hiểu sau khi Đức Kitô đã sống lại (12,16). Chỉ khi Đức Giêsu được tôn vinh, các ông mới được nhận Thánh Thần (7,39), và Thánh Thần mới cho các ông hiểu tất cả những dấu lạ Đức Giêsu đã thực hiện (14,26; 15,26t). Vậy, đức tin của các môn đệ không được liên kết với cuộc Phục Sinh như với một bằng cớ về tính xác thực của những gì Đức Giêsu đã nói, nhưng như với nguyên do (= nguồn) ban Thánh Thần, là Đấng duy nhất cho phép hiểu.
- Họ tin vào Kinh Thánh (22): Không thể xác định rõ tác giả Gioan ám chỉ tới đoạn Cựu Ước nào. Có thể so sánh Cv 2,24t; 13,34tt, trong đó có những bản văn thường được Giáo Hội tiên khởi nhắc đến trong quan hệ với sự Phục Sinh của Đức Giêsu (đặc biệt Tv 16/15,10). Chúng ta ghi nhận rằng Kinh Thánh (Lời Thiên Chúa) và lời Đức Giêsu được đặt trên cùng một bình diện (so sánh 18,9.32) để làm nên đối tượng đức tin của các môn đệ.
- nhiều kẻ tin (23): Nhiều người tin rằng Đức Giêsu đến từ Thiên Chúa (3,2), nhưng không tin vào tất cả mầu nhiệm bản thân Người. Lòng tin của họ chỉ dựa trên các phép lạ, nên không phải là không có giá trị, nhưng bất toàn (4,48; 20,29).
4.- Ý nghĩa của bản văn
Đức Giêsu cũng tham dự vào một đại lễ khác. Đây không phải là một lễ của một đôi vợ chồng được cử hành bởi gia đình và mọi người thân thuộc trong khung cảnh một thôn làng như Cana ở Galilê, nhưng là lễ Vượt Qua, lễ trọng nhất của Israel, khi đó toàn dân quy tụ lại Giêrusalem. Israel tưởng niệm cuộc giải phóng khỏi Ai Cập và tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã làm cho họ thành một dân độc lập và thành Dân Người.
 * Đức Giêsu tẩy uế Đền Thờ (13-17)
Tại Đền Thờ, Đức Giêsu đã không góp phần cứu lấy và gia tăng niềm vui của ngày đại lễ, nhưng đã hòa vào cảnh sống náo nhiệt trên sân Đền Thờ. Con người đã rảo qua xứ sở cách an hòa (1,29.36) và đã ra tay cứu lễ mừng Cana cách hiệu quả, nay lại tỏ mình ra dưới một phương diện hoàn toàn khác. Là một người khách hành hương vô danh đến từ miền Galilê, Người đã gây ra một sự cố “động trời” tại Đền Thờ Giêrusalem. Theo TM IV, vào chuyến hành hương đầu tiên thuộc đời sống công khai của Người, Đức Giêsu đã bắt đầu hoạt động tại Giêrusalem như thế đó, bắt đầu từ sân dành cho Lương dân, phần ít cao quí nhất của tiền đường, phần duy nhất mà người ngoại quốc được đặt chân đến.
Truyền thống vẫn yêu cầu người ta tỏ ra trang nghiêm kính cẩn tại vùng sân này, chẳng hạn, phải tránh đi qua đó chỉ để đi tắt. Nhưng các quy định này, đặc biệt vào dịp lễ Vượt Qua, không được tuân giữ: do khách hành hương phải chuẩn bị các của lễ đúng quy định (một con bò hoặc một con chiên cho trường hợp những người giàu, một con bồ câu cho trường hợp những người nghèo), và một nửa đồng bạc Do Thái (một siklos, hoặc shéqèl bằng 4 ngày công) đóng thuế Đền Thờ, họ đã mua bán đổi chác gây huyên náo hỗn độn ngay tại đây. Các cửa hàng của những người bán bò và chiên được bố trí dưới các cổng, bàn của những người đổi bạc được đặt ngay ngoài trời, đã biến vùng sân này thành một cửa hàng tạp hóa vĩ đại. Tất cả tùy thuộc cách người ta quan niệm việc thờ phượng Thiên Chúa trong Đền Thờ. Hẳn là dân chúng nghĩ rằng có thú vật và tiền lẻ ngay tầm tay và đặt mọi sự dưới quyền kiểm soát  của giới hữu trách Đền Thờ là tiện nhất.
Nhưng điều này lại không phù hợp với quan niệm của Đức Giêsu về nhà của Cha Người. Người gọi Thiên Chúa là Cha và xác định cách cư xử dựa trên ý tưởng Người có về nhà Thiên Chúa. Không phải là mọi chuyện đều có thể chấp nhận. Không phải là cứ chuyện nào tiện lợi hoặc đưa lại tiền bạc là đúng đắn. Buôn bán thú vật được dùng làm lễ hy sinh là một sinh hoạt đáng trọng, nhưng phải cách xa nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa và nơi người ta tôn kính Ngài. Đức Giêsu thấy có những lạm dụng.
Nay đã được đặt để trong chức năng Mêsia-Con Thiên Chúa, Đức Giêsu không chỉ vào Nhà Thiên Chúa như một khách hành hương, mà còn là người quản lý và chủ nhân. Nếu Người đã làm hành vi chứng tỏ uy quyền này ngay tại Đền Thờ có lẽ là để tự mạc khải ngay giữa lòng Do Thái giáo, trước mặt các nhà lãnh đạo và đám đông đa tạp các khách hành hương, nhờ thực hiện sấm ngôn Malakhi: “Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Điện của Người. Kìa, vị sứ giả của giao ước mới mà các ngươi đợi trông đang đến... Ai chịu nổi ngày Người đến? Ai đứng được khi Người xuất hiện? Quả thật, Người như lửa của thợ luyện kim... Người sẽ thanh tẩy con cái Lêvi (các thừa tác viên Đền Thờ)...” (Ml 3,1-3).
Không màng tới các rủi ro, Đức Giêsu không ngần ngại nối kết sức lực của cánh tay vào sức mạnh của lời nói để thực hiện nguyện vọng của Cha Người, được diễn tả qua miệng ngôn sứ Dacaria: “Ngày ấy, sẽ không còn lái buôn trong Nhà Đức Chúa các đạo binh nữa” (Dcr 14,21). “Nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện cho muôn dân” (Is 56,7), nhưng “Phải chăng các ngươi coi nhà này, nơi danh Ta được kêu khấn, là hang trộm cướp sao?” (Gr 7,11). Đức Giêsu đã can thiệp với biện pháp rõ ràng và dứt khoát: “Người xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: ‘Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây’” (2,15-16). Trong nhà Chúa Cha, Chúa Cha đang hiện diện; người ta phải suy nghĩ và hành động tương ứng với chân lý này.
Cử chỉ này, trực tiếp nhắm đưa Đền Thờ trở lại với sự thanh sạch vẫn có, dường như có một tầm mức biểu tượng. Bằng cử chỉ này, Đức Kitô muốn nói rằng Người sẽ truất các tư tế mất quyền điều hành Đền Thờ Thiên Chúa và sẽ loại bỏ tất cả các lễ hy sinh thú vật để thay thế bằng lễ dâng tinh tuyền mà Thiên Chúa cũng đã loan báo qua miệng ngôn sứ Malakhi: “Ta chẳng ưng nhận lễ phẩm từ tay các ngươi dâng... Và ở khắp nơi, người ta dâng lễ hy sinh và lễ vật tinh tuyền kính Danh Ta” (Ml 1,10-11). Đúng là đã tới giờ rồi.
Vào lúc ấy, hẳn là sự can thiệp cương quyết của Thầy đã khiến các môn đệ thắc mắc, nhưng nhất là khiến các ông lo sợ rằng Người sẽ phải gánh chịu những hậu quả tệ hại, từ phía những lái buôn và những thừa tác viên Đền Thờ. Khi đó, các môn đệ đã nghĩ tới tiếng kêu của tác giả Tv 69/68: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân...”, thiệt thân vì sự nhiệt thành của mình và vì những đối thủ. Vào lúc chịu Khổ Nạn, khi tuyên bố rằng Thánh vịnh này được ứng nghiệm nơi Người (Tv 69/68,5; x. Ga 15,15), Đức Giêsu công nhận rằng các ông đã linh cảm đúng: sự nhiệt thành đã thiêu đốt Người bên trong vào lễ Vượt Qua đầu tiên, sẽ thiêu đốt Người hoàn toàn vào lễ Vượt Qua cuối cùng, để biến Người thành một lễ hy sinh “đẹp lòng Chúa hơn bò bê đủ móng đủ sừng” (Tv 69/68,32). Người chính là Đấng công chính chịu đau khổ để thanh tẩy Đền Thờ và nền phượng tự cũ hầu xây dựng một Đền Thờ mới và thiết lập một nền phượng tự mới (cc.19-21). Việc chuyển đi từ cái cũ sang cái mới sẽ được thực hiện nhờ cái chết của Đức Giêsu.
 * Đức Giêsu nói về phá hủy và xây dựng lại Đền Thờ (18-22)
“Người Do Thái” đây là giới lãnh đạo Đền Thờ (các tư tế, các thầy Lêvi và vệ binh), nhưng cũng là dân Do Thái, đã hỏi: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” (c. 18). Đây là đề tài căn bản của tất cả những xung đột sau đó giữa Đức Giêsu và giới lãnh đạo Do Thái giáo. Người đã yêu cầu trả lại phẩm cách trang nghiêm cho nhà Chúa Cha; điều này không thỏa mãn người Do Thái, cũng như tất cả những gì Đức Giêsu sẽ nói và sẽ làm cũng chẳng thỏa mãn họ (x. 5,16; 6,30; 9,16; 11,45-53). Hẳn là các nhà chức trách Do Thái cảm thấy khó chịu gai chướng bởi một sáng kiến vừa lạ lùng vừa cách mạng như thế: dù không có chức tư tế và không có nhiệm vụ gì ở Đền Thờ, Đức Giêsu vừa kết án một hệ thống được các nhà chức trách chuẩn nhận, mà như thế là tự cho mình có một uy quyền cao hơn uy quyền của họ. Thậm chí Người còn muốn nói là Người triệt tiêu nền phượng tự đã từng được Thiên Chúa thiết lập ở đấy, và như thế là tự gán cho mình có một uy quyền ngang bằng với uy quyền của Thiên Chúa mà Người gọi là “Cha Người”! Bởi vì Người cho rằng Người có một uy quyền thần linh, thì Người phải chứng minh điều ấy bằng cách làm một dấu lạ: một hành động phi thường cho thấy dấu ấn của Thiên Chúa trên sứ mạng cứu thế của Người (x. Mt 11,38; 16,1; Mc 8,11; Lc 11,16; 1 Cr 1,22).  
Đức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá hủy (làm tan rã) Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại (sẽ đánh thức dậy)” (c. 19). Câu này có thể hiểu là một mệnh lệnh: “Các ông hãy phá hủy...”, hoặc như một câu ở thì tương lai: “Các ông sẽ phá hủy...”, hoặc như một câu giả thiết: “Cứ giả sử là các ông phá hủy...”. Với bối cảnh của cuộc tranh luận, Đức Giêsu dường như ám chỉ việc phá hủy và xây lại ngôi Đền Thờ bằng đá tọa lạc ngay gần bên. Người Do Thái nghĩ ngay đến Đền Thờ ấy, và cho rằng không thể được. Quả thật, phải là điên thì mới nghĩ có thể xây lại trong ba ngày; cũng phải là điên thì mới nghĩ rằng có thể đụng chạm được tới Đền Thờ này! Cứ lấy lương tri mà xét, lẽ ra người Do Thái không nên gán những ý tưởng ấy cho một người có đầu óc sáng suốt: là những người Đông phương, đã quen với giọng văn bóng bảy cũng như những câu nói hiểm hóc, hẳn là họ phải ngờ rằng ở đây có một ý hướng biểu tượng, nhất là những động từ “làm tan rã” (lyô) và “đánh thức dậy” (egeirô) không phù hợp chút nào với một tòa nhà vật chất cả. Nhưng họ cố ý xoáy vào ý nghĩa vật chất, cũng như người phụ nữ Samari khi đề cập tới nước ban sự sống (4,11-15), như những người Do Thái khi đề cập tới bánh ban sự sống (6,34) [xem lời các nhân chứng tạo tòa án (Mt 26,61; Mc 14,58) và những người qua đường (Mt 27,40; Mc 15,29)]. Dấu lạ Đức Giêsu loan báo ở đây tương ứng với câu trả lời cho người Pharisêu trong Mt 12,39t và 16,4.
Người Do Thái quy các lời Đức Giêsu nói vào ngôi Đền Thờ bằng gạch đá nên đã hiểu sai ý Người (x. 3,4). Đức Giêsu đang nói với họ: Các ông có thể giết chết tôi. Các ông có thể đẩy tôi đến thử thách lớn lao cùng cực nhất. Nhưng rồi tôi sẽ hoàn tất công trình của tôi và sẽ tự mạc khải ra vĩnh viễn.
Phần các môn đệ, sau khi Đức Giêsu sống lại, các ông mới hiểu được ý nghĩa của câu nói huyền bí ấy, và “đã tin vào lời Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói” (c. 22). Nhưng ở đây tác giả Gioan cho chúng ta được hiểu trước biến cố ấy: Đức Giêsu nói, không phải về Đền Thờ bằng gạch đá, nhưng hoàn toàn về Đền Thờ là thân thể của Người, nhân tính của Người. Các từ ngữ Người dùng phù hợp với ý nghĩa đó hơn: “Cứ làm tan rã Đền Thờ là thân thể của tôi đi (Các ông sẽ gây ra sự tan rã, cái chết, cho thân thể tôi), và trong ba ngày, tôi sẽ dựng lại (sẽ đánh thức dậy khỏi giấc ngủ ấy)”. Đàng khác, ý nghĩa hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh. Nếu các môn đệ đã linh cảm rằng lòng nhiệt thành của Đức Giêsu đối với ngôi nhà vật chất của Thiên Chúa sẽ khiến Người bị các đối thủ hãm hại (c. 17), Đức Giêsu còn biết rõ hơn các ông rằng cử chỉ này sẽ đưa Người tới cái chết. Như vậy, cái chết đối với Đức Giêsu không phải là một tai nạn bất ngờ hoặc một thất bại không thể tránh được, nhưng là một thử thách Người tự do chấp nhận, để rồi tiếp theo là một Sự Sống dồi dào phong phú hơn. Đã được báo trước như vậy, người Do Thái sẽ không thể coi đó là một chiến thắng, còn các môn đệ không thể coi đó là một cớ vấp phạm được.
Ở đây, ngay trong cuộc gặp gỡ đầu tiên này, ta đã thấy rõ các hậu quả của cuộc xung đột sẽ là thế nào và mục tiêu của con đường Đức Giêsu theo là gì: chết và sống lại. Cuộc Phục Sinh sẽ chuẩn nhận cho tư cách của Đấng đã bị đẩy đến một cái chết khốc liệt do việc làm và yêu sách của Người. Do cái chết này, Đền Thờ mới sẽ được xây lên. Đức Giêsu Phục Sinh là “nơi” vĩnh viễn có Thiên Chúa hiện diện với Dân Người và có Dân Người thờ phượng Thiên Chúa: đây là “ngôi nhà Cha” hoàn hảo. Lời tiên báo của Đức Giêsu một phần cảm hứng từ một sấm ngôn của ngôn sứ Hôsê (Hs 6,2). Theo lời hứa của Đức Giêsu cho ông Nathanaen, các môn đệ khi ấy sẽ thấy Thầy họ là “Bết-Ên” thật, là Nhà Thiên Chúa và Cửa thiên đàng (1,51). Một cách gián tiếp, Đức Giêsu mạc khải cho các thính giả rằng Chúa Cha cư ngụ nơi Người một cách viên mãn và vĩnh viễn (8,16; 10,38; 14,10;16,32) và chỉ nơi Người, các tín hữu mới có thể gặp được Chúa Cha vô hình (14,6-10).
 * Chuyển tiếp và dẫn nhập vào truyện Nicôđêmô (23-25)
TM IV nổi bật với sự đối kháng giữa Đức Giêsu và các đối thủ. Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, đã lộ rõ các yếu tố tiêu biểu của cuộc chiến đấu này: các người tranh chấp, đối tượng của cuộc tranh chấp và kết luận. Cuộc xung đột liên hệ đến quan niệm đúng đắn về Thiên Chúa: Đức Giêsu nhận biết Thiên Chúa như là Cha Người; tất cả những gì Người làm đều do Thiên Chúa gợi hứng và Người làm chứng về những điều đó; còn các đối thủ của Người lại cảm thấy bị Người gây chuyện, nên yêu cầu Người trưng ra những bằng chứng khác, và họ loại trừ Người. Phần các môn đệ, do đã để cho Người dẫn dắt, các ông đạt tới đức tin và sự hiểu biết đầy đủ. Còn đám đông bị đánh động bởi những gì Đức Giêsu thực hiện; nhưng Đức Giêsu không tin họ, nên Người giữ khoảng cách với họ. Tình trạng xung đột này sẽ đưa Đức Giêsu đến cái chết dữ dội, nhưng Người sẽ được xác nhận trọn vẹn bằng cuộc Phục Sinh.
 + Kết luận
Hôm ấy, Đức Giêsu đã vào Đền Thờ như vào “nhà Cha Người”; hôm ấy, vì yêu thương Chúa Cha, Người đã đuổi những con buôn khỏi Đền Thờ. Vì nhiệt thành lo cho nhà của Cha, vì muốn hoàn toàn dành ngôi nhà này cho Cha, Đức Giêsu đã nổi cơn nghĩa nộ mà bảo vệ quyền lợi của Cha, trong khi vẫn làm chủ chính mình. Như thế, Đấng “có lòng hiền hậu và khiêm nhường”, là bạn của kẻ tội lỗi, cũng biết nổi giận khi cần, vì vinh quang của Thiên Chúa Cha. 
Sau này, đàng sau tấm màn bị xé rách của Đền Thờ và xuyên qua thân thể bầm dập của Đức Giêsu hấp hối, Thiên Chúa xuất hiện, bằng một tấm thân con người thật sự, đầy vinh quang thần linh. Giấc mơ của Cựu Ước, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, nay được thực hiện mãi mãi trong Đức Giêsu Phục Sinh.
 5.- Gợi ý suy niệm
1. Theo Đức Giêsu, người ta không thể chấp nhận hay nhượng bộ mọi sự. Người ta có thể thông cảm cho việc trục trặc này, chuyện không xuôi chảy kia. Nhưng khi sự việc liên hệ đến việc thờ phượng Thiên Chúa, thì không được phép có lối suy nghĩ tương-đối-hóa. Khi sự việc liên hệ đến làm chứng cho mầu nhiệm Thiên Chúa, thì không được phép nửa vời. Phần chúng ta, chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta đang có quan niệm nào về “nhà của Cha”, hoặc về nhiệm vụ và mục tiêu mà Ngài đã ban cho con người? Chúng ta có vận dụng trọn bản thân mình cho điều đó không?   
2. Các đối thủ của Đức Giêsu cứ đòi Đức Giêsu phải trưng ra thêm các bằng chứng. Lý do không phải là để họ đạt được niềm tin tròn đầy, nhưng nói có vẻ nghịch lý, họ đòi các bằng chứng là để phủ nhận đức tin, để họ có cớ mà nói rằng họ không tin là phải. Toàn bọ TM IV là một bài học với nhiều minh họa về niềm tin như một sự phó thác vào Đấng được Thiên Chúa sai phái tới, là Đức Kitô. Trong những trường hợp nào, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đề những ranh giới dè dặt cho niềm tin tưởng của chúng ta vào Đức Giêsu, chúng ta nêu ra những điều kiện, và chúng ta đòi những đảm bảo?
3. Chứng từ của các môn đệ còn đấy: lời của Đức Giêsu có một trọng lượng như chính lời Kinh Thánh. Nhờ được Kinh Thánh thôi thúc, các ông hiểu lý do khiến Đức Giêsu phải chết; nhờ được lời Đức Giêsu soi sáng, các ông hiểu Đấng Phục Sinh chính là “nơi” vĩnh viễn có sự hiện diện và chăm sóc ân cần của Thiên Chúa. Đấy là một kinh nghiệm quan trọng được chia sẻ cho chúng ta, để hôm nay chúng ta biết tiếp tục dựa vào ánh sáng của Kinh Thánh mà khám phá thêm nữa mầu nhiệm Đức Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể, đã chết và đã sống lại.
4. Để thực hiện được điều này, cần nhận lấy bài học khác của các môn đệ. Các ông đã rảo qua một đoạn đường dài cùng với Đức Giêsu và đã được Người liên tục dạy dỗ, rèn luyện. Chúng ta có thể chờ đợi để được dẫn đến chỗ hiểu biết đầy đủ về con đường của Đức Giêsu và con đường của chúng ta chăng?
Lm. Fx. Vũ Phan Long, ofm