Lớp huấn luyện Thánh Kinh Muối Đất giáo xứ Lạng Sơn (Sài Gòn) vừa tổ chức lễ mãn khóa, khóa học về thánh Phaolô vào chiều 26/4/2011 tại nhà thờ GX Lạng Sơn. Khóa học bắt đầu từ ngày 26/10/2010 và có 43 anh chị em đã tốt nghiệp.
Thánh lễ tạ ơn do cha Giuse Đinh Đức Hậu, phụ tá giáo xứ Lạng sơn cử hành, chia sẻ trong bài giảng cha nói: Ngay sau ngày lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô và các tông đồ đã làm cho nhiều ngàn người Do Thái trở lại chịu Phép Rửa, tin vào Chúa Kitô. Thánh Phêrô không lên án những người kết án và tử hình Chúa nhưng kêu gọi họ sám hối, thánh nhân gọi những người đòi thử thách Chúa và không chịu tin Chúa là những thế hệ gian tà. Chúng ta tin vào Chúa Phục Sinh thì niềm tin phải đi kèm với sám hối, mở đầu các thánh lễ luôn luôn là nghi thức sám hối…
Trong phần liên hoan tổng kết khóa học cha GB Nguyễn Văn Luyến, chính xứ Lạng Sơn, phát biểu: “Thánh Phaolô không là tông đồ lúc Chúa còn sống mà là tông đồ khi Chúa đã Phục Sinh. Tôi đã chọn khẩu hiệu linh mục dựa vào lời thánh Phaolô: Tình Yêu Chúa Kitô thúc bách tôi. Thầy Nội đã được đào tạo và có kinh nghiệm, nay thầy hướng dẫn lại cho các anh chị em là rất đáng quý. Người tín hữu cần học hỏi Kinh Thánh để gia tăng đức tin và để Lời Chúa hướng dẫn cuộc sống. Các linh mục bận nhiều công việc mục vụ không thể trực tiếp giảng dạy được, thầy Nội đã gánh đỡ trách nhiệm các chủ chăn…”
Anh Đăng, Ban điều hành Khóa cho biết. Khóa thánh Phaolô có 9 đề tài học trong 19 buồi, học vào tối thứ Ba hàng tuần từ 19g đến 21g. Các học viên xem trước tài liệu và làm bài trước ở nhà, đến lớp chia sẻ lại theo nhóm nhỏ và nghe hướng dẫn thêm. Khóa Lạng Sơn lần này có số người tốt nghiệp đông nhất là 43 người, 4 người làm bài tốt nhất đã được khen thưởng . Con số theo học lúc đầu là trên 80 sau vì một số anh chị bận sinh hoạt các đoàn thể khác nên đã nghỉ bớt. Có khoảng 10 người đã học đủ cả 3 khóa trước (sách Xuất Hành, Tin Mừng Marcô và Ngôn sứ Isaia). Anh hy vọng khóa Thánh Vịnh và khóa Thánh Gioan, khai giảng vào 10/5/2011, sẽ có đông đảo người theo học.
Thầy Giêrênimô Nguyễn Văn Nội cho biết ngoài lớp Thánh Kinh Muối Đất ở Lạng Sơn, thầy đang phụ trách 4 lớp Muối Đất khác ở Trung tâm Mục vụ, trụ sở Dòng Tên (Đắc Lộ) và nhà thờ Tân Phước. Mỗi lớp có khoảng 30 người học, đó là số lượng học viên thích hợp.
Chương trình “Thánh Kinh huấn luyện lãnh đạo” gọi tắt là “Muối Đất” (Scripure and Leadership Training- SALT) là công trình của một số giáo sư chuyên viên Đại học Dòng Tên ở Seatle (Seatle University- SU) tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Chương trình và phương pháp này được biên soạn và giảng dạy từ 1990, nhằm đào tạo đội ngũ giáo dân nòng cốt làm linh hoạt viên (animators) cho các cộng đoàn sinh hoạt về Lời Chúa… Các học viên cùng nhau học hỏi Thánh Kinh để khám phá ra Thiên Chúa và Thánh Ý của Người hầu sống gắn bó và mật thiết với Người mà phục vụ cộng đoàn và thế giới theo tinh thần khiêm nhu, âm thầm, ẩn mình với tư cách là Muối, Men, Ánh Sáng như Chúa Giêsu đã dậy trong Phúc Âm. Đây là phương pháp học hỏi Thánh Kinh chủ động, chú trọng đến “tự khám phá” bằng làm việc cá nhân…(Lời giới thiệu trong tài liệu)
Thầy Giêrênimô Nguyễn Văn Nội cho biết ngoài lớp Thánh Kinh Muối Đất ở Lạng Sơn, thầy đang phụ trách 4 lớp Muối Đất khác ở Trung tâm Mục vụ, trụ sở Dòng Tên (Đắc Lộ) và nhà thờ Tân Phước. Mỗi lớp có khoảng 30 người học, đó là số lượng học viên thích hợp.
Chương trình “Thánh Kinh huấn luyện lãnh đạo” gọi tắt là “Muối Đất” (Scripure and Leadership Training- SALT) là công trình của một số giáo sư chuyên viên Đại học Dòng Tên ở Seatle (Seatle University- SU) tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Chương trình và phương pháp này được biên soạn và giảng dạy từ 1990, nhằm đào tạo đội ngũ giáo dân nòng cốt làm linh hoạt viên (animators) cho các cộng đoàn sinh hoạt về Lời Chúa… Các học viên cùng nhau học hỏi Thánh Kinh để khám phá ra Thiên Chúa và Thánh Ý của Người hầu sống gắn bó và mật thiết với Người mà phục vụ cộng đoàn và thế giới theo tinh thần khiêm nhu, âm thầm, ẩn mình với tư cách là Muối, Men, Ánh Sáng như Chúa Giêsu đã dậy trong Phúc Âm. Đây là phương pháp học hỏi Thánh Kinh chủ động, chú trọng đến “tự khám phá” bằng làm việc cá nhân…(Lời giới thiệu trong tài liệu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét