Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
Quý thầy cô về hưu tĩnh tâm Mua Chay (sang Chua Nhat 27/3/2011)
Lược ghi trao đổi của cha Giuse nguyễn Trọng Viễn, OP, với Nhóm giáo chức Công Giáo về hưu tại tu viện Mai Khôi 44 Tú Xương (Chi ghi nhan lai y cua cha, nen cau cu khong duoc mach lac)
I- Nhin lai ...
- 300 năm đầu là thời kỳ làm chứng, các vị tử đạo được coi trọng, thi hai cac vi được chôn cất dưới các hang toại đạo. Các vị đã làm gương cho dân chúng
- Sau đó là thời kỳ giáo huấn, hàng tu sỹ được coi trọng, đời sống tu trì thành gương sáng cho dân chúng noi theo. Người ta thường phân biệt: bên trái và phải. Bên phải là giáo sỹ thường là đúng, hành động gương mẫu. Bên trái là giáo dân thường là sai, chạy theo khuynh hướng xác thịt.
- Thoi dai bây giờ la giáo huấn và làm gương cung song hanh được coi trọng nhu nhau, nhưng giáo huấn phan nao van co phan nổi trội hơn
. Thực ra giáo huấn và làm gương cũng phải tiếp nối làm chứng. Các thánh đều làm chứng, đều là chứng nhân: hoặc tử đạo một lần hoặc chết hàng ngày cho Chúa. Qua phụng vụ, ta ca tụng Chúa, đó là làm chứng chứ không phải làm gương (ca ngợi Đức Mẹ và các thánh vì các Ngài làm chứng cho Chúa). Thiên Chúa mặc khải cho ta theo 2 cách: qua Kinh Thánh và qua lịch sử Giáo Hội kem theo hành động.
Ngày nay, Chúa vẫn đang chịu chết và Phục Sinh cho chúng ta. Vì vậy, quan trọng là phải nhận ra sự can thiệp của Chúa ngay lúc này. 300 năm đầu là 1 thời kỳ lạ lung: truyền giáo rất mạnh qua lời chứng của các thánh tử đạo
Ngày nay, Chúa vẫn đang chịu chết và Phục Sinh cho chúng ta. Vì vậy, quan trọng là phải nhận ra sự can thiệp của Chúa ngay lúc này. 300 năm đầu là 1 thời kỳ lạ lung: truyền giáo rất mạnh qua lời chứng của các thánh tử đạo
II. Điều gì giúp ta nhận ra Chúa đang hiện diện, Chúa đang tỏ bày quyền năng?
Người nghèo làm chứng rõ rệt nhất, ngheo ca ve the chat va tinh than, ngheo ca ve tai nang va duc do. “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó” (không phai lấy tinh thần khó nghèo để đổi lấy Nước Trời vì Nước Chúa được cho không)
Nhờ tình thương Chúa để den voi người ngheo. “Ta đến không phải để kêu gọi người công chính nhung de keu goi người tội lỗi.” Người ta nghĩ Gioan Tẩy Giả là Chúa Cứu Thế, vi ong manh me can dam, nhưng Chúa Jesu khong phai nhu vay: “Không lớn tiếng giữa phố phường, không dập tắt tim đèn còn khói”. Thánh Phaolo: “That vay toi lam gi toi cung chang hieu: vi dieu toi muon (nghia la toi biet dieu do la tot) thi toi khong lam, nhung dieu toi ghet (nghia la toi biet dieu do la xau), thi toi lai cu lam" (Rm 7, 15), "Va de toi khoi tu cao tu dai vi nhung mac khai phi thuong toi da nhan duoc, than xac toi nhu da bi mot cai dam dam vao, mot thu ha cua Satan da duoc sai den va mat toi, de toi khi tu cao tu dai. Da ba lan toi xin Chua cho thoat khoi noi kho nay, nhung Nguoi qua quyet voi toi "On cua Thay da du cho anh, vi suc manh cua Thay duoc bieu lo tron ven trong su yeu duoi." The nen toi rat vui mung va tu hao ve nhung yeu duoi cua toi, de suc manh cua Duc Kito o mai noi toi. Vi vay, toi cam thay vui suong khi minh yeu duoi, khi bi xi nhuc, hoan nan, bat bo ngat ngheo vi Duc Kito. Vi khi toi yeu, chinh la luc toi manh" (2 Cr 12, 7-10)
Làm chứng cho Chúa qua tâm hồn nghèo khó, qua thái độ cam thong giup do người nghèo.
Làm chứng cho Chúa qua tâm hồn nghèo khó, qua thái độ cam thong giup do người nghèo.
Ngay nay, có nhiều nguoi trong cac nhóm làm chứng cứ thiên về phép lạ. Chúa làm phép lạ thi Chúa không nói. Cần làm chứng về sám hối: sống làm sao, nói làm sao, người ta nhận ra có Chúa hiện diện, nhận ra có đời sống tâm linh trong con người noi cac cộng đoàn. Quan trọng là chạnh lòng thương, động lòng trắc ẩn, la từ tâm
(Chu y khi người khác chia sẻ, ta không cat loi, không sửa, khong tranh luan dung sai vì đó là kinh nghiệm đức tin của chính họ, vi do la nhung cam nghiem- trai nghiem cua rieng ho)
III- Giáo dục Hy Lạp đề cao lý trí, đề cao triết gia; không phaỉ biết nhiều mà phải biết sống hợp với thần thánh
(Chu y khi người khác chia sẻ, ta không cat loi, không sửa, khong tranh luan dung sai vì đó là kinh nghiệm đức tin của chính họ, vi do la nhung cam nghiem- trai nghiem cua rieng ho)
III- Giáo dục Hy Lạp đề cao lý trí, đề cao triết gia; không phaỉ biết nhiều mà phải biết sống hợp với thần thánh
Chúng ta không đề cao triết gia nhưng đề cao ngôn sứ, có nhiều loai ngôn sứ: co the thông thái như Isaia hoặc co the không như Amot. Ngôn sứ không phải người nói giỏi nói hay nhưng nói lời của Thiên Chúa (do Thần Khí thuc day linh hung). Nho câu ngôn sứ phổ thong “Hãy nhớ lại kỳ công Chúa đã làm cho anh em”
Hy Lạp thich suy luận. Do Thái thì hành động: kinh nghiệm Chúa qua lịch sử. Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử sau đó có người làm chứng ghi chep lai.
Có 3 nguyên lý nuôi dưỡng đời sống đức tin: giáo huấn, làm gương, làm chứng . Hy lạp chú trọng giáo huấn: hiểu thì làm tốt. (Con phải học vi... -> giáo huấn/ Con xem bố đã cố gắng đạt được … -> làm gương/ Bố thấy mình, bo da trai qua…-> làm chứng). Làm gương nhiều khi chói mắt nên nguoi ta kinh nhi viễn chi. Làm chứng thì dù ai ở địa vị nào cũng có thể noi theo được, như tình thương của Chúa thành sức mạnh cho ta noi theo, làm chứng là điều kỳ diệu nhất trong ơn cứu chuộc của Đức Kit ô
Ý bài giảng
Mỗi cá nhân có một lịch sử riêng, rất khó hiểu thấu. Qua trao đổi tâm sự, chuyện trò thân mật mới có thể hieu nhau. Các gia đình ngày nay, vợ chồng ít khi trao đổi thẳng thắn những vấn đề cốt yếu. Chúa biết đến từng người: Chiên của Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta…Chúa biết mọi lỗi lầm của ta và Chúa sẽ tha hết nếu ta đặt ngửa cuộc đời trước Chúa
Đừng cố gắng dấu đi con người thật của mình, đừng đóng kịch đạo đức cao sang tốt đẹp nhân ái, phải cho chân chạm đất, phải ngửa con bài thật của mình.
Chúa đã làm người -> ta phải mở hết các van cuộc đời mình. Nhưng ta phải mở với ai - Với Chúa Jesu. Người phụ nữ có 5 đời chồng, Chúa biết chị trước khi chị bộc bạch…
Nhu cầu được hiểu biết được tôn trọng, được quan tâm được thương yêu, duoc khẳng định mình là rất lớn, có thể là lớn nhất. Muon được hiểu biết nhung ta lại hay đeo mặt nạ -> phải gỡ bỏ hết cac mặt nạ ra thì mọi người mới co the hiểu biết ta và ta mới co the làm chứng được
( không kịp sửa lỗi chính tả)
__________________________________
Bai doc them ve Giao duc
Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại
. GS Hoang Tuy... Một thế kỷ nay, chưa bao giờ vai trò then chốt của giáo dục trong sự phát triển của dân tộc ta nổi rõ như lúc này. Chỉ trong vòng một thế hệ mà những bước tiến khổng lồ của khoa học và công nghệ đã mang đến cho cuộc sống trên hành tinh những đổi thay sâu sắc hơn cả hàng trăm năm. Trong bối cảnh ấy giáo dục càng quan trọng thiết yếu hơn bao giờ hết cho bất cứ xã hội nào, kể cả những xã hội tân tiến nhất.
Việt Nam không là một ngoại lệ. Nên dù trước mắt kinh tế có khó khăn bức bách bao nhiêu cũng không cho phép chúng ta một phút được lơ là các vấn đề giáo dục. Chừng nào giáo dục còn yếu kém tụt hậu như hiện nay thì dẫu có tăng trưởng kinh tế giữ được tốc độ 7-8%, thậm chí 10% năm chăng nữa đất nước cũng vẫn mãi mãi lẹt đẹt sau thiên hạ. Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, muốn chuyển hướng phát triển từ chiều rộng theo chiều sâu mà để giáo dục yếu kém thì chỉ là nói suông. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên chúng ta: thắng trong giáo dục thì mới thắng trong kinh tế. Gần đây ông Đại sứ Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam cũng nhận xét thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là giáo dục. Không phải họ hù doạ chúng ta, cũng chẳng phải họ cung cấp cho chúng ta thông tin gì mới mẻ tân kỳ. Họ chỉ nói cho ta biết một điều mà từ nhiều năm rồi ngay chuyên gia trong nước đã có không ít lời cảnh báo tương tự. Chẳng qua Bụt nhà không thiêng thì mới cầu tới Bụt ngoài.
Cho nên dù nhiều người đã nói nhiều lần rồi tôi cũng xin nhắc lại lần nữa: chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là giáo dục. Giáo dục và giáo dục, không có gì khác. Và vì vậy cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để là mệnh lệnh cuộc sống. Càng chần chừ, càng trì hoãn càng trả giá đắt, và không loại trừ đến một lúc nào đó sẽ là quá trễ như đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. ...
Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, nghĩa là gần nửa năm trời sau tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng, tình hình vẫn im ắng. Một chủ trương đúng đắn có ý nghĩa then chốt chiến lược đến như vậy, lại đã long trọng hứa hẹn với dân nhiều lần, mà đấu tranh thực hiện cũng gian khổ chẳng khác gì việc đòi giảm sưu cao thuế nặng thời thực dân phong kiến hay sao? Tôi thật sự lo lắng khi thấy bất chấp mọi lời khuyên, cỗ máy giáo dục già nua cổ lỗ vẫn tiếp tục vận hành ì ạch mà chưa thấy tín hiệu gì sẽ có thay đổi. Đến hẹn lại lên, cả nước lại chuẩn bị lao vào địa ngục thi cử với biết bao tốn kém, lo âu, để rồi như mọi năm hàng chục vạn học sinh sau 12 năm đèn sách bị ném bơ vơ ra đời, không nghề nghiệp mà cũng chẳng có nơi nào học tiếp, cùng với hàng vạn sinh viên sau 3, 4 năm đại học vẫn bỡ ngỡ ngay cả với những việc làm rất thông thường mà ở các nước khác chỉ đòi hỏi một học vấn trung cấp.
Tại sao thanh thiếu niên ta phải chịu thiệt thòi lớn như vây? Tại sao đã 36 năm ròng rã từ ngày thống nhất đất nước mà giáo dục đến nông nỗi này?
Hiển nhiên có nhiều nguyên nhân nhưng điều dễ thấy nhất là một đất nước mà người dân tin rằng “cái gì tiền không làm được thì nhiều tiền sẽ làm được” – một đất nước như thế thì giáo dục tụt hậu là tất yếu. Suy cho cùng sự nghiệp chấn hưng giáo dục tùy thuộc quyết định vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chừng nào tham nhũng còn nặng thì dối trá, lừa đảo còn phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, làm sao giáo dục có thể trung thực, lành mạnh được, nói chi đến hiện đại. Chống tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích ư? Thì đó, năm đầu làm nghiêm thì hàng loạt thí sinh trượt, năm sau bắt đầu dễ dãi thì tỉ lệ thi đỗ tăng, năm sau nới rộng nữa thì đạt tỉ lệ thi đỗ cao ngất ngưởng như ban đầu, thế là chứng minh chất lượng giáo dục đã được nâng cao, giáo dục đã đạt siêu thành tích. Còn mua bằng, bán điểm, chạy trường, chạy dự án, chạy chức, thứ gì cũng chạy được, chạy bằng chân, bằng đầu, bằng vốn tự có, hay gì gì đó thì đố ai biết quy mô đến đâu. Có điều chắc chắn là những chuyện tiêu cực trong giáo dục và kèm theo đó, bạo lực học đường chưa hề giảm mà có phần phát triển bạo liệt tinh vi hơn, có nguy cơ trở thành một nét văn hóa tiêu biểu của xã hội ta hiện nay.
Giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và vận hành như một hệ thống phức tạp mới có hy vọng tránh khỏi sai lầm, thất bại. Lãnh đạo, quản lý giáo dục mà thiếu tư duy hệ thống, thiếu một tầm nhìn chiến lược bao quát thì chỉ có sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác, “đổi mới” liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục tiêu tốn nhiều công sức tiền của mà kết quả chỉ làm rối thêm một hệ thống vốn đã què quặt, thiếu sinh khí, thường xuyên trục trặc. Trong một thế giới biến chuyển cực kỳ mau lẹ, chỉ chậm một vài năm đã có thể gây thiệt hại đáng kể, huống chi mấy thập kỷ liền hầu như giẫm chân tại chỗ và loay hoay với những vấn nạn nhức nhối kéo dài hết năm này qua năm khác. ...
(19 giờ ngày 24/3/2011, đúng 86 năm ngày giỗ danh sĩ Phan Châu Trinh, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2010 đã diễn ra tại Khách sạn Rex (114 Nguyễn Huệ, Q.1, TP HCM), dưới sự chủ trì của nguyên Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.
Năm nay, giải thưởng được trao cho 6 tác giả: Giải giáo dục dành cho GS Hoàng Tụy – tác giả của 149 công trình về các lĩnh vực hàm thụ, giải tích lồi và lý thuyết tối ưu cùng 3 chuyên khảo lớn được xem là kinh điển về tối ưu toàn cục...)
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
Le Truyen Tin: dang minh cho Me
Chiều 25/3/2011 Curia Xóm Mới đã tổ chức lễ Acies, lễ dâng mình và dâng hội đoàn cho Mẹ, tại nhà thờ giáo xứ Lạng Sơn thuộc TGP Tp HCM. Khoảng 500 hội viên trong 23 Preasidium, vừa hoạt động vừa tán trợ đã hiện diện trong lễ dâng mình này.
Trước khai mạc, cha linh giám Gioan B. Nguyễn Văn Luyến nhắc nhở ý nghĩa lễ Acies, là dịp để mọi người lập lại lời hứa trung thành với Đức Maria và nhận lãnh từ Mẹ sức mạnh và phúc lành để đạo binh con Mẹ sẵn sàng vào trận.
Tượng Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội và Vexillum đặt trang trọng trên gian Cung Thánh. Mọi người xếp thành hàng hai, do cha linh giám dẫn đầu, để tiến đến sát Vexillum, đặt tay và lập lại lời hứa dâng mình: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ, và mọi sự của con là của Mẹ.”
Có người khi đến sát bên Mẹ đã xúc động nói không hết câu, có người lỡ buột miệng “Và mọi sự của Mẹ là của con.” Cũng có thể lời vô tình đó thể hiện ra lòng ước ao được nên giống Mẹ, muốn có được các nhân đức của Mẹ. Gần 20 bài hát ngợi ca Mẹ đã được cộng đoàn cất lên suốt trong suốt thời gian dâng mình và cũng chỉ có những dịp như thế này mọi người mới có thời gian để hát trọn vẹn các phiên khúc trong các bài hát.
Bắt đầu 15g15, buổi dâng mình kết thúc lúc 16g45. Sau đó là thánh lễ do cha linh giám Curia và cha Giuse Mai Thành, hội Thứa Sai, cùng đồng tế.
Chia sẻ trong bài giảng, cha Gioan B. linh giám nói: Qua tiếng Fiat- Xin Vâng của Mẹ, chương trình Thiên Chúa cứu chuộc nhân loại đã được khởi sự. Khi tạo dựng nên loài người Thiên Chúa có thể không cần hỏi ý kiến, nhưng để cứu chuộc nhân loại thì Thiên Chúa muốn có sự cộng tác. Tất cả mọi người, nhất là hội viên Legio cần noi gương Mẹ, phó thác toàn tâm toàn ý toàn cuộc đời mình cho Chúa và cho Mẹ. Xin Mẹ dạy mọi người tiếng Xin Vâng như Đức Giêsu hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha để hy sinh làm của lễ cứu chuộc nhân loại.
Được biết lễ Truyền Tin 25/3, trước lễ Sinh Nhật Chúa Hài Đồng 9 tháng, là dịp lập lại lời tuyên hứa của các hội viên Legio Mariae trên toàn thế giới.
Cha linh giam nhan nhu cong doan |
Anh DMHCG (o cuoi nha tho) |
Cha Giuse cong bo Tin Mung |
Cha linh giam giang le |
Tien dang le vat |
Tuong Thanh martin (o cuoi nha tho) |
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011
Hoi cho Doanh nghiep Cong giao tai TTMV chieu 20/3/2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)