Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Thiếu nhi Thánh Thể Thạch Đà mừng lễ bổn mạng (Video)

Sáng Chúa Nhật 27/5/2012 Đoàn thiếu nhi Thánh Thể Gx. Thạch Đà đã long trọng mừng lễ bổn mạng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Đoàn TNTT giáo xứ có tên là Xứ đoàn Ngôi Ba Thiên Chúa. Trong thánh lễ có phần tuyên hứa của lớp Nhận Sách Thánh, lớp Bao Đồng và các huynh trưởng GLV. Quý chức HĐMV GX, quý vị ân nhân và quý cha mẹ của GLV đã cùng sốt sáng tham dự thánh lễ. Sau thánh lễ mỗi em thiếu nhi đều nhận được một phần quà ăn sáng.

Trich doan: Suy Niem Tin Mung CN le Chua Thanh Than Hien Xuong B, 27/5/2012

THÁNH THẦN VÀ "ABBA" CỦA CÁC TÍN HỮU
(Gl 4, 6-7; Rm 8, 14-17)
BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ (8A 18) của ĐTC. Bênêđíctô XVI
tại Quảng trường Thánh Phê-rô, buổi yết kiến ngày thứTư, 23/05/2012


... 2 - Như vậy, chúng ta có thể nói rằng nơi Thiên Chúa bản thể Chúa Cha có hai ý nghĩa: Trước hết Thiên Chúa là Cha chúng ta, bởi vì Người là Đấng Tạo Hoá dựng nên chúng ta. Mỗi nguời trong chúng ta, người nam cũng như người nữ, là một phép lạ của Thiên Chúa,được chính Người muốn và được chính Người biết. Khi trong Sách Sáng Thế nói rằng con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1, 27) là muốn nói lên chính thực thể đó. Thiên Chúa là Cha chúng ta, đối với Người, chúng ta không phải vô danh tiểu tốt, không biết ai là ai, mà bởi vì chúng ta có một danh tánh. Và một lời trong Thánh Vịnh luôn luôn đánh động tôi, khi tôi cầu nguyện: "Tay Chúa đã nắn con nên hình, nên dạng" (Ps 119, 73), tác giả Thánh Vịnh nói.
Mỗi người trong chúng ta có thể nói lên, trong hình ảnh tươi đẹp nầy, sự liên hệ cá nhân của mình với Chúa: "Tay Chúa đã nắn con nên hình nên dạng . Chúađã nghĩ đến con, đã dựng nên con và mến thưong con". Nhưng điều vừa kểthôi, chưa đủ. Chúa Thánh Thần mở ra cho chúng ta một tầm mức khác của tình cha con của Thiên Chúa, ngoài ra việc tạo dựng, bởi vì Chúa Giêsu là " Con "với ý nghĩa hoàn hảo, "cùng bản tính với Đức Chúa Cha ", như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Trở nên con người như chúng ta, với công cuộc Nhập Thể, cái Chết và sự Sống Lại, đến lược mình Chúa Giê-su đón nhận chúng ta vào trong bản tính nhân loại của Người và trong bản tính Chúa Con của Người, khiến cho chúng ta cũng có thể hội nhập vào trạng thái thuộc về Chúa đặc biệt của Người.
Dĩnhiên, trạng thái con Thiên Chúa của chúng ta không có tính cách hoàn hảo của Chúa Giê-su. Chúng ta phải càng ngày càng trở nên con Chúa hơn nữa, dọc theo cuộc hành trình củ đời sống Kitô hữu chúng ta, tiến triển lên trong việc đi theo Chúa Ki-tô, trong thông hiệp với Người để luôn luôn càng ngày càng hội nhập vào mối liên hệ tình yêu với Chúa Cha, Đấng nâng đỡ cuộc sống chúng ta.
Đó là thực thể căn bản được rộng mở ra cho chúng ta, khi chúng ta mở rộng mình ra cho Chúa Thánh Thần và Người làm cho chúng ta nói với Chúa bằng " Abba, Cha ơi! ". Thực sự chúng ta đã bước vào quá bên kia công cuộc sáng tạo, chúng ta đã đi vào trong trạng thái nghĩa tử với Chúa Giê-su. Thực sự chúng ta hiệp nhứt với Thiên Chúa và là con cái Người trong một thế giới mới, trong một tầm kích mới...
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập
(Thông tấnwww.vatican.va, 23.05.2012).
_______________________
KHI THÁNH THẦN SỰ THẬT ĐẾN,
NGƯỜI SẼ DẪN ANH EM TỚI SỰ THẬT TOÀN VẸN
CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG NĂM B (27/05/2012) [Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3a-7.12-13); Ga 20,19-23]
 ... 1 - Phần đầu của đoạn Phúc Âm chứa đựng lời tiên tri thứ ba về Chúa Thánh Thần (Jn 15, 26-27). Bản dịch Việt Ngữ của chúng ta hiện nay (Thánh Kinh Trọn Bộ, NXBTPHCM 1998, 2031) dịch khá sát nghĩa nguyên ngữ Hy Lạp:"Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha,..." (Jn 15, 26). ...

... 2 - Phần hai của đoạn Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay đề cập đến lời tiên tri thứ năm (Jn 16, 12-15), bằng cách lấy lại tước vị "Thánh Thần Sự Thật" và nhấn manh đến phận vụ của Người đã được đề cập đến bằng hai động từ "dạy bảo" và "nhắc nhớ lại": " ... Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em" (Jn 14, 26).

Ngoài ra những phận vụ đó, Chúa Giêsu còn cho biết thêm bốn hình thức tác động quan trọng khác của Chúa Thánh Thần:

- "Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn",
- " Nguời sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe",
- " Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy ra",
- " Người sẽ tôn vinh Thầy" (Jn 16, 12).
Thật vậy công trình của Chúa Giêsu cần phải được hiểu biết, và nếu không có Thánh Thần của Chúa Giêsu, các môn đệ tự mình không đạt đến sự hiểu biết đó.Trong cuộc sống trần gian của Người, Chúa Giêsu là vị Thầy dạy dỗ bên ngoài, nhưng sau khi Phục Sinh, nhờ Chúa Thánh Thần, Người trở thành vị Thầy trong nội tâm, làm cho biết ý nghĩa tất cả, hướng dẫn các môn đệ đến hoàn hảo, bằng cách tiếp tục nói với họ bằng Lời Chúa và soi sáng cho các ông hiểu được những gì sẽ xảy ra tiếp đến dọc theo dòng lịch sử nhân loại.

Qua những gì vừa đề cập, chúng ta hiểu được tiến trình mạc khải vẫn được Chúa Thánh Thần tiếp tục sau biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu. Hiểu được hoàn hảo Phúc Âm là công trình của Chúa Thánh Thần; như công trình của Chúa Giêsu là làm cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của dòng lịch sử và có được khả năng nhận thức được các dấu chỉ thời đại. Trong động tác mạc khải đó, Chúa Thánh Thần tôn vinh Chúa Giêsu, tức là cho thấy sự hiện diện thực hữu và sức mạnh trong các trạng huống của thời gian, làm cho lời của Người sống động và hữu hiệu.

Hiểu như vậy, đời sống người tin hữu Chúa Kitô thật là một đời sống con cưng. Chúng ta đã được Chúa Giêsu lúc còn ở giữa các môn đệ là Thầy dạy dỗ, mạc khải cho biết đâu là con đường phải đi và đâu là cùng đích phải hướng theo để đạt tới hạnh phúc, qua những lời của Người trong Phúc Âm. Không những vậy, người là " Đấng Bảo Trợ ", là Luật Sư Biện Hộ cho các môn đệ trước những thế lực không có thiện cảm với các vị. Trước khi rời các vị để về cùng Chúa Cha, Người lại hứa với vị là sẽ sai một "Đấng Bảo Trợ khác" từ Chúa Cha, đến để biện hộ cho các vị và dạy dỗ các vị những gì Người muốn dạy bảo, nhưng các vị chưa có khả năng đủ để hiểu biết hết mọi điều: Bởi đó " Đấng Bảo Trợ khác " mà Chúa Giêsu sẽ gởi đến từ Chúa Cha cũng là " Thánh Thần Chân Lý ".

Kể từ lúc đó, Chúa Giêsu không còn hiện diện bên ngoài nữa với các môn đệ, nhưng Người vẫn là Vị Thầy ở trong nội tâm các vị: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, 20). Và cũng từ lúc Chúa Giêsu về trời, ngự bên hữu Chúa Cha, Người cũng là một "Đấng Bảo Trợ" (Luật Sư Biện Hộ " cho các môn đệ và cho con cái của các vị trong đức tin.

Như vậy, người tín hữu Chúa Kitô được dạy dỗ, trợ lực bởi Chúa Thánh Thần trước những thử thách và khó khăn của cuộc sống, cũng như có Chúa Giêsu vẫn là Vị Thầy luôn soi sáng cho trong tâm hồn, điều gì phải ăn nói, cư xử và sống xứng đáng với địa vị một người con cái của Chúa.

Ngoài ra, Chúa Giêsu cũng là "Đấng bảo Trợ" (Luật Sư Biện Hộ ) của chúng ta bên cạnh Chúa Cha, khi chúng ta có những sai lỗi đáng trách, do yếu đuối và giới hạn của con người chúng ta. Bởi đó, cuộc đời người tín hữu Chúa Kitô không phải là cuộc " đánh Loto ", không biết thắng hay thua, được thưởng hay bị phạt.

Chúng ta có Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần chỉ dạy cho và là "Luật Sư Biện Hộ" bên cạnh Chúa Cha. Người tín hữu Chúa Kitô là "con cưng" của Thiên Chúa.

Nguyễn Học Tập

_____________________

3 phút hát Thánh Vịnh, Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (B)27/05/2012 (23/05/2012 01:07 AM)


Lời Dẫn: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”. Sự sống Ngài ban là Chúa Ki-tô, bởi Chúa Ki-tô “là sự sống lại và là sự sống”. Như thế, Chúa Thánh Thần là Đấng ban Chúa Ki-tô cho nhân loại, hay là làm cho nhân loại nhận biết Chúa Ki-tô cũng vậy (x. Cao Tấn Tĩnh, BVL - Thần Linh và sự sống, 1996, tr.299). Sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật: “các vị được tràn đấy Chúa Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói” (x. Bài đọc 1). Như thế, Chúa Thánh Thần đã dùng các Tông đồ, và sau này, Ngài dùng Giáo Hội, và tất nhiên mỗi Ki-tô hữu chúng ta, trong sứ vụ chứng nhân để làm cho nhân loại nhận biết Chúa Ki-tô. Sứ vụ ấy từng ngày thay đổi bộ mặt trái đất, và tiếp diễn “cho tới khi Chúa đến”, lúc ấy tất cả những kẻ tin “sẽ hân hoan trong Chúa”. Bởi thế, chúng ta cùng cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất”, nhưng trước hết xin đến và canh tân tâm hồn con.

Lm. Đa-minh Trần Đình Nhi
(Nguon:daobinhducme.net)

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Phim tài liệu về cuộc Xuất hành của Israel ra khỏi Ai Cập


Loạt video này do giảng viên Jerônimô Nguyễn Văn Nội cung cấp



Tập 1/7

Tập 2/7


Tập 3/7

Tập 4/7

5/7

6/7

7/7

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Giáo xứ Hoàng Mai: 80 em được lãnh nhận Chúa Thánh Thần (Bài)

 Nhân dịp lễ Chúa Thăng Thiên, 80 em thiếu nhi Giáo xứ Hoàng Mai đã được lãnh bí tích Thêm Sức vào chiều 19/5/2012. Cha Giuse Vũ Minh Nghiệp, đặc trách linh mục, thừa ủy quyền ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, đã chủ sự thánh lễ và ban các phép cho các em.
Đồng tế với cha Giuse có các cha: Vinhsơn Vũ Đức Liêm, chính xứ Hoàng Mai; Giuse Nguyễn Văn Bút, nhà hưu Phát Diệm; Phêrô Phạm Văn Chính, GĐ. trụ sở tỉnh dòng Donbosco Xuân Hiệp.
Trước thánh lễ, các em cùng cha mẹ đỡ đầu đã nghiêm trang xếp hàng ở sân nhà thờ để rước đoàn đồng tế vào thánh đường.

Chia sẻ: Lời Chúa (CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN NĂM B) (Nguon:daobinhducme.net)

KHÁT VỌNG LÊN TRỜI
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN NĂM B (20.05.2012)
[Cv 1,1-11; Ep 3,17-23; Mt 16,15-20]
....   ...
Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người. Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Xuân Diệu đã diễn tả chân lý ấy cách sâu sắc: Hai người tình ngồi sát bên nhau, ôm lấy nhau mà vẫn còn thấy rất xa xôi. Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
....   ...
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
___________
LOAN BÁO TIN MỪNG CHO NGƯỜI THỜI NAY!
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN NĂM B (20.05.2012)
[Cv 1,1-11; Ep 3,17-23; Mt 16,15-20]

...   ...3°) Bài Tin Mừng (Mc 16,15-20) tuy ngắn nhưng có ba nội dung quan trọng sau đây:
(a) Trước hết Thánh Mác-cô nhắc lại những lời dặn dò sau cùng và quan trọng của Đức Giê-su về sứ mạng rao giảng Tin Mừng của các môn đệ và lời báo trước về sự hiện diện và hành động của Người nơi các môn đệ.
(b) Kế đến Thánh Mác-cô nhắc đến biến cố Chúa Giê-su Ki-tô lên trời, có các môn đệ chứng kiến.
(c) Sau cùng Thánh Mác-cô ghi nhận hoạt động rao giảng Tin Mừng của các Tông đồ rất có hiệu quả vì có Chúa cùng hoạt động với các ngài.

3.2 Sđiệp Lời Chúa hôm nay gồm hai phần:

* Thứ nhất là Chúa Giê-su đã thực hiện thánh ý của Thiên Chúa và đã hoàn tất chương trình, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa nên Người đã được Thiên Chúa cho lên trời (tức được tưởng thưởng và tôn vinh).

* Thứ hai là các Tông Đồ được Chúa Giê-su Phục Sinh giao sứ mạng loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Người. Các ngài đã ra đi rao giảng khắp nơi, thu được nhiều kết quả, vì có Chúa cùng hoạt động với các ngài.
...   ...
Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội
______________

NGƯỚC MẮT NHÌN TRỜI
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN NĂM B (20.05.2012)
[Cv 1,1-11; Ep 3,17-23; Mt 16,15-20]

...   ...
Hôm nay Chúa cũng sai các môn đệ và chúng ta đi gieo Tin Mừng khắp thế gian. Hãy đi làm mọi việc tốt đẹp cho mọi người. Làm việc tốt đẹp ở trần gian đó là góp phần xây dựng nước trời. Góp phần xây dựng trần gian đó là dọn chỗ ở trên nước trời. Trần gian không phải là nơi cho ta bám víu vì không vĩnh cửu. Nhưng trần gian là cơ hội cho ta đạt tới nước trời.

Chính vì thế, người môn đệ của Chúa phải sống giữa trần gian, phải yêu mến trần gian, phải xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc.
Tuy nhiên người Kitô hữu làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Yêu mến trần gian vì nước trời. Yêu mến trần gian để biến trần gian thành nước trời.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết nỗ lực xây dựng trần gian trong niềm mong đợi hạnh phúc nước trời. Amen.

Gợi ý chia sẻ:
1) Tin có thiên đàng. Điều này có quan trọng đối với bạn?
2) Người môn đệ của Chúa phải có thái độ nào đối với của cải vật chất?
3) Khi ngắm thứ hai mùa mừng, đọc “Ta hãy xin cho được lòng ái mộ những sự trên trời”, bạn nghĩ gì? Bạn phải sống làm sao để thực hiện lời cầu nguyện này?

+ ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
________________________________________

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

(Video) Lễ bế giảng khóa Kinh Thánh Gioan Lạng Sơn

Chiều tối 15/5/2012 tại nhà thờ Lạng Sơn, Tgp. Sài Gòn, học viên khóa Tin Mừng thánh Gioan đã cùng nhau tham dự lễ mãn khóa. Thánh lễ tạ ơn do cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Luyến, chính xứ Lạng Sơn, cử hành. Sau thánh lễ, mọi người tham dự tiệc liên hoan thân mật.
Khóa Tin Mừng thánh Gioan tại nhà thờ Lạng Sơn do giảng viên Giêrênimô Nguyễn Văn Nội hướng dẫn. Khóa học kéo dài khoảng 4 tháng, học vào các tối thứ Ba từ 19g00 đến 21g00. Đây là khóa thứ 6 của lớp Kinh Thánh Muối Đất.

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Trích những Suy niệm Lời Chúa của Chúa Nhật 6 PS B, 13/5/2012


[Cv 9,26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15,1-8]
_____
Ở LẠI TRONG TÌNH YÊU VÀ SINH HOA KẾT TRÁI  
...  ...
+ Kết luận

Lời cáo biệt thường hàm chứa những lời nói hoặc những chỉ thị cuối cùng; chúng ta rất trân trọng các lời này và cố gắng thực hiện. Đức Giêsu vừa ký thác bí mật cuối cùng và quý báu nhất của trái tim Người; Người đã tâm sự về những điều thâm sâu nhất, đã diễn tả ra các lời nhắc nhở cuối cùng. Dường như Người muốn để lại cho các môn đệ di chúc thiêng liêng của Người. Điểm nổi bật là Người tha thiết nhấn mạnh trên tình yêu đối với nhau. Các môn đệ của Đức Giêsu là các “bạn hữu” của Người, được Người yêu thương cũng như Người được Cha của Người yêu thương, và Người muốn họ trở thành một cộng đồng tình yêu, trong đó mỗi người yêu thương nhau. Người không muốn các môn đệ chỉ biết loay hoay vun quén với nhau và cho nhau, làm thành một thứ Hội Thánh ấm cúng đóng kín, nhưng muốn chúng ta “ra đi và sinh được hoa trái, và hoa trái tồn tại”, vươn tới thế giới chung quanh chúng ta.

Ở tại trung tâm các lời này của Đức Giêsu, có sứ điệp liên hệ đến Chúa Cha. Khi các môn đệ được gặp lại Đức Giêsu Phục Sinh, các ông sẽ trải nghiệm về Thiên Chúa như là Cha và hiểu Người đã dành tất cả tình yêu và tất cả quyền năng của Người cho Con của Người.

5.- Gợi ý suy niệm

1. Những gì Đức Giêsu vẫn ao ước cho tới giờ này, là đưa các môn đệ đến với Chúa Cha. Với cuộc Phục Sinh, công trình của Người đạt được một phẩm chất mới: Người sẽ loan báo về Chúa Cha công khai cho các môn đệ, chứ không che giấu nữa (16,25). Không phải là y như thể Người nói với họ về Chúa Cha với các lời mạc khải mới; trái lại chính họ phải đạt tới một khái niệm về Chúa Cha. Chúa Cha chính là nguồn mạch tình yêu từ đó Đức Giêsu đã phát xuất ra và quy hướng về đó, Đức Giêsu dẫn chúng ta về. Chúng ta chỉ có thể về tới đó nhờ giữ điều răn của Chúa Cha và cũng là điều răn của Đức Giêsu: yêu thương nhau.

2. Từ “điều răn” được Đức Giêsu sử dụng 4 lần nhằm cho thấy rằng “yêu thương” là một tuyệt đối, mà không ai được đặt thành vấn đề nữa. Đây là thực tại chính yếu, đây là mối lo lắng cốt yếu, đây là điểm bận tâm duy nhất của những ai tự hào mình thuộc về Đức Giêsu và đứng vào hàng ngũ những kẻ thừa kế thiêng liêng của Người. Nếu Đức Giêsu nhấn mạnh như thế, phải chăng là vì nguy hiểm, cũng là sự cám dỗ và sự sai lầm, chính yếu và thường xuyên nhất, đã từng đe dọa các môn đệ xưa kia cũng như sẽ đe dọa mọi thế hệ môn đệ tương lai, chính là tình trạng thiếu lòng yêu thương?

3. Chúng ta thường quá bận bịu với việc làm “tôi tớ” Thiên Chúa, “làm việc cho Đức Giêsu”, mà quên rằng Người muốn chúng ta trở thành “bạn hữu” của Người, muốn chúng ta yêu thương Người và được Người yêu thương. Nếu hiểu rằng ta là những mắt xích trong sợi xích tình yêu, một dây tương quan đi từ Chúa Cha đến Đức Giêsu, từ Đức Giêsu đến với mỗi người, từ mỗi người đến với người khác, thì chúng ta sẽ đi từ một cuộc sống khắc khoải, cô lập, sang sự hiệp thông thánh thiêng. Khi đó, không cần phải nắm lấy, hoặc sở hữu đời sống này, y như thể hòng có được một chút tiện nghi thoải mái. Đời sống này dồi dào không mức độ. Thiên Chúa không cân đo Thánh Thần. Sống trong vòng lưu chuyển yêu thương này, thì không còn tôi tớ không biết đường lối của chủ, nhưng chỉ còn những người bạn an nhiên sống và hành xử trong tình yêu của Chúa Cha.

4. Nói với những con người đang sống trong một cuộc sống xô bồ, Đức Giêsu nhắc các bạn hữu Người nhớ lại một vài điểm căn bản. Đừng nghĩ rằng họ đang dùng sức họ để vào được một cuộc sống cao đẹp hơn, để mà tỏ ra ngạo mạn. Đừng nghĩ rằng họ đang biết phấn đấu hết sức mình, để mà tự hào tự phụ. Thật ra, họ đã được Chúa Cha và Đức Giêsu chọn làm một mắt xích trong chuỗi tình yêu. Và Chúa Cha không yêu cầu người ta làm những chuyện họ không được chuẩn bị trước. Nhưng cách chuẩn bị trước lại dường như không hào nhoáng gì đối với các môn đệ: “ở lại trong Đức Giêsu”, “ở lại trong tình yêu của Người” và “yêu thương nhau”. Chúng ta hãy để cho mình được bao trùm, được ấp ủ trong tình yêu của Người; như thế là đừng từ chối những gì Người ban tặng cho ta. Đây là cách quan trọng duy nhất để có thể ra đi và sinh được hoa trái.

Lm. Fx. Vũ Phan Long, ofm
(Nguon:daobinhducme.net)

YÊU THƯƠNG LÀ CỐT LÕI CỦA KI-TÔ GIÁO  
... ...


3.2 Sứ điệp của Lời Chúa:
Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là: THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU CHO ĐI. Cụ thể là:

(a) Thiên Chúa Cha đã yêu thương loài người đến nỗi đã ban Con Một Người cho nhân loại;

(b) Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, đã hiến mạng sống mình vì các môn đệ và mọi người và đã kết bạn với các môn đệ;

(c) Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa cho dù họ chưa được thánh tẩy bằng nước. Vì thế Thiên Chúa muốn chúng ta đáp lại Tình Yêu của Người bằng sống yêu thương bác ái với đồng loại.

IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA HÔM NAY

4.1 Sống với Thiên Chúa là Tình Yêu nên Người mời gọi chúng ta sống kết hiệp với Người và sống bác ái yêu thương với đồng loại.

4.2 Thựcthi sứ điệp Lời Chúa là đáp lại Thiên Chúa là TÌNH YÊU CHO ĐI:

Trước hết chúng ta đáp lại Thiên Chúa là TÌNH YÊU CHO ĐI trong đời sống cá nhân bằng một đời sống gắn bó mật thiết với Chúa Giê-su, với Thiên Chúa và thể hiện lòng Mến Chúa trên hết mọi sự.

Kế đến chúng ta đáp lại Thiên Chúa là TÌNH YÊU CHO ĐI trong đời sống gia đình bằng một đời sống hy sinh, phục vụ những người ruột thịt với một tình yêu vô vị lợi, không tính toán và giúp mọi người trong gia đình biết yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như Chúa dạy.

Sau cùng chúng ta đáp lại Thiên Chúa là TÌNH YÊU CHO ĐI trong đời sống cộng đồng và xã hội bằng một đời sống mình vìmọi người nhằm mưu ích chung cho mọi người, nhất là cho những người yếu kém nhất trong xã hội…



Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội
(Nguon:daobinhducme.net)

( Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt.)

DẤU CHỨNG TÌNH YÊU LỚN NHẤT
….   ...

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1) Chúa Giêsu vừa cho chúng ta biết bí mật cuối cùng và quý giá nhất của tâm hồn Người. Trong một màn độc thoại dài "trước khi qua khỏi thế gian này mà về với Cha'', Người trút những tâm sự sau hết, nói lên những dặn dò cuối cùng; Người xem ra muốn để lại cho các sứ đồ một di chúc thiêng liêng. Thoạt nghe đoạn văn của diễn từ sau Tiệc ly này, điều đánh động chúng ta là việc Chúa Giêsu nhấn mạnh đến tình yêu mà các sứ đồ cần có đối với nhau. Trong một đoạn rất ngắn như đây mà Người đã lặp lại chữ "lệnh truyền" bốn lần cả thảy. Như thế Người muốn nhắc nhở một điều tuyệt đối, không bao giờ được đặt lại vấn đề; như thể đó là thực tại chủ chốt, ưu tư thiết yếu, nỗi bận tâm duy nhất của những ai tự cho là thuộc về Người và đáng được vào số những kẻ thừa kế thiêng liêng của Người.
2) Việc nhấn mạnh này của Chúa Giêsu làm chúng ta bối rối lắng lo. Phải chăng Người không muốn qua đó nói rằng: nguy hiểm chính yếu luôn rình rập nhóm sứ đồ rồi những người sẽ trở nên môn đồ quanh họ, rồi tất cả những ai trong các thế hệ kế tiếp sẽ được quy tụ trong cộng đoàn những kẻ tin vào Chúa Giêsu Phục sinh, chính là sự thiếu tình yêu. Điều này cũng là cám dỗ thường xuyên nhất là có lẽ là sai lầm thường gặp nhất.

 3) Có lẽ! Vì dù sao, xét lại thái độ hiện thời của chúng ta và những nứt rạn mà mỗi thế hệ không ngừng tạo ra trong sự duy nhất của thân thể Chúa Kitô, chúng ta có thể nghĩ rằng Chúa Kitô đã chẳng quá nhấn mạnh. Không cần phải nói đến gương xấu của việc các Giáo hội ly khai, những mối bất hòa lớn lao trong mỗi Giáo hội, hay biết bao tranh chấp của các phong trào ngay trong mỗi Giáo hội địa phương; không cần phải xét đến những gì xảy ra chung quanh chúng ta mà thực sự không tùy thuộc chúng ta, chỉ cần mỗi người hãy nhìn đến mình là đủ, vì mỗi người chỉ có trách nhiệm về chính mình, về phương cách: để tuân giữ lệnh truyền của Chúa Giêsu, chúng ta yêu mến thế nào? Dù trả lời ra sao đi nữa, thì mỗi một người, nếu thành thật, đều biết mình có thể tiến bộ hơn. Để được như vậy, phải nghe Chúa. Người vừa nói với chúng ta: "Hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu các ngươi". Mẫu gương của tình yêu chính là Người. Thành thử phải đọc lại Tin mừng, khám phá trong mỗi lời nói, mỗi hành vi của Chúa Giêsu, làm sao đã tỏ lộ cái tình yêu hằng có trong Người, để biết được chúng ta phải cư xử thế nào đến phiên chúng ta. Đừng mất công tìm đâu xa; trong diễn từ mới nghe lúc nãy, Chúa cho chúng ta thấy quá rõ Người yêu mến ra sao.
4) Ngay từ đầu cuộc đàm đạo; Người đã bảo chúng ta: "Hãy lưu lại trong tình yêu của Ta" sau khi quả quyết: "Ta đã yêu các ngươi". Người không đòi hỏi chúng ta đáp trả tình yêu của Người đối với chúng ta, không đòi hỏi chúng ta yêu mến Người. Người chỉ xin chúng ta hãy lưu lại, hãy để mình bị bao bọc, để mình chìm đắm trong tình yêu mà Người đang bao phủ chúng ta và đừng làm gì phá vỡ việc lưu lại ấy. Điều tùy thuộc chúng ta là đừng chối từ những gì Người ban cho chúng ta. Người bảo dấu hiệu cho biết ta lưu lại trong tình yêu Người là tuân giữ lệnh truyền Người, một điều thực ra không liên hệ tới Người. Lệnh truyền của Người, ấy là đến phiên chúng ta yêu thương kẻ khác; như thể Người không muốn tình yêu Người ban trở về lại với Người, nhưng đổ tràn trên kẻ khác; tình yêu Người biểu lộ như thế sánh được với một con sông luôn tuôn chảy, chẳng bao giờ trở lại về nguồn. Xa hơn Người sẽ nói: "Không có tình yêu nào lớn hơn là hiến mạng sống vì bạn hữu”. Tình yêu mà Chúa dành cho chúng ta không giống tình yêu của chúng ta, thứ tình yêu luôn thắc mắc về sự đáp trả nó nhận được: sự đáp trả này đã đủ chưa? Có thành thật và không giả hình chăng? Có bền vững chăng? tình yêu Thiên Chúa là một tình yêu luôn tiến tới, không chờ đợi đáp trả tí nào. Đó là tình yêu của Chúa Giêsu, tình yêu không trở lại với chính nó. Nó phong phú luôn mãi; đấy là lý do giải thích mềm vui của Chúa Giêsu mà Người có đề cập chỗ khác: "Cho thì vui hơn nhận" (Cv 20,35).

(Nguon: Tiểu Ban Giáo Lý Dự Tòng Tgp SG)

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Cáo phó

 Cha cố Phao-lô Nguyễn Hải Bằng được Chúa gọi về hồi 16g00 5/5/2012

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

VÀ CÁC ÔNG Ở LẠI VỚI NGÀI (Chia sẻ: Lời Chúa )

VÀ CÁC ÔNG Ở LẠI VỚI NGÀI

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH NĂM B (06/05/2012)
[Cv 9,26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15,1-8]

Phần đầu của đầu Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Ga 15, 1-8), Thánh Gioan thuật lại cho chúng ta lời của Chúa Giêsu dùng hình ảnh ngụ ngôn của cây nho và cành dính liền với cây nho. Đây là hình ảnh sau cùng nói lên điều kiện thiết yếu để có một tương lai kết quả rực rở cho sứ mạng mà Chúa Giêsu ủy thác cho các Tông Đồ. Ủy thác sứ mạng cho các ông, để trấn an các ông, Chúa Giêsu hứa là Ngài sẽ không để các ông mồ côi: "Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy sẽ trở lại cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa thế gian không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em. Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ ra cho người ấy thấy" (Ga 14, 18-21).

Chúa Giêsu cũng hứa sẽ ban cho các ông Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi (Consolator) đến ở với các ông và hổ trợ các ông: "Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng An Ủi khác, đến và ở với anh em luôn mãi. Đó là Thánh Thần của sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng không biết Người" (Ga 14, 16-17). "Đấng An Ủi đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại điều Thầy đã nói với anh em" (Ga 14, 26).

Và rồi Chúa Giêsu mở rộng cửa cho các môn đệ thấy viễn ảnh huy hoàng của sứ mạng tông đồ của các ngài: một cuộc sống sung mãn, đem lại nhiều kết quả, nếu các ông "ở lại với Người", nếu các ông "gắn chặt vào Người ", như cành nho gắn chặt và thông hiệp với sức sống của cây nho: "Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng vậy, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành" (Ga 15, 2-5).

Hình ảnh cuộc sống đồng áng, cảnh người gieo kẻ gặt, cây nho và cành nho không phải là hình ảnh mới lạ được Chúa Giêsu dùng để nói về sứ mạng tông đồ của các môn đệ trong Phúc Âm hôm nay. Hình ảnh trên đã được Chúa Giêsu hàn huyên với các môn đệ ở đất Samaria, khi Ngài báo cho các ông là kết quả việc tông đồ của các ông là đem lại sự sống đời đời cho con người: "Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi cho cuộc sống muôn đời, và như thế cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng…Thầy sai anh em đi gặt những gì anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả, còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ" (Ga 4, 36-38).

Và trước giờ chịu tử nạn sắp đến, Chúa Giêsu dùng một ngụ ngôn rất ngắn ngủi để nói về Ngài và về số phận truyền giáo của các tông đồ: "Thật vậy, Thầy bảo thật anh em: nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trụi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác" (Ga 12, 24). Và rồi đoạn Phúc Âm hôm nay (Ga 15, 1-8) là phần đầu của chương 15 Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây nho và cành nho để nói lên cách hành xử phải có của một người tông đồ, nếu muốn cho công cuộc truyền giáo của mình có kết quả đem lại "đời sống đời đời" cho anh em: "Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng vậy, nếu anh em không ở lại trong Thầy" (Ga 15, 5).

Nêu lên điều kiện tiên quyết đó, người tông đồ phải gắn liền với Chúa Giêsu, như "cành nho gắn liền với cây nho, hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em", Chúa Giêsu cũng tiên báo những khó khăn đang đợi các tông đồ trên bước đường truyền giáo của các ông: "Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng thế gian đã ghét Thầy trước. Nhưng anh em không thuộc về thế gian, vì Thầy đã chọn anh em, đã tách anh em ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em" (Ga 15, 18). "Họ sẽ khai trừ anh em ra khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình thờ phượng Thiên Chúa. Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha, cũng chẳng biết Thầy" (Ga 15, 19; 16,2).

Hứa không để các môn đệ mồ côi, hứa ban Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi đến ở với các môn đệ và hỗ trợ các ông, mở rộng ra viễn ảnh huy hoàng cho thấy công việc của các ngài là công việc đem lại sự sống đời đời cho nhân loại và tiên báo những khó khăn phải gặp trên bước đường truyền giáo, Chúa Giêsu nói lên cách sống phải có trong khi thực hành sứ mạng tông đồ: luôn luôn liên kết mật thiết với Chúa Giêsu như cành nho gắn liền và thông hiệp đời sống của cây nho. Vườn nho đây không phải là vườn nho của Chúa Giêsu, mà chính là Chúa Giêsu cùng với các cành liên kết với Ngài. Chúa Giêsu và tất cả các môn đệ " gắn liền và thông hiệp với Ngài " là vườn nho của Chúa Cha, những ai được Chúa Cha ủy thác ( apostellus) cho sứ mạng cứu rỗi để cứu nhân loại.

Viết Phúc Âm để nói lên lòng tin mãnh liệt của mình, chứng minh lòng tin đó và dạy cho các cộng đồng Kitô hữu đầu tiên niềm tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, là Ngôi Lời Nhập Thể đem đến sự sống đời đời cho nhân loại, như đã viết trong Lời Tựa của Phúc Âm (Ga 1, 1-18), Thánh Gioan lập lại một cách ngắn gọn khi đến viếng mộ Chúa Giêsu Phục Sinh: "Ông đã thấy và tin" (Ga 20, 8). Hay ở một đoạn khác, sau khi những cảm xúc mãnh liệt đầu tiên được biết Chúa Giêsu sống lại đã qua đi, Thánh Gioan cắt nghĩa rỏ ràng hơn: "Còn những điều đã được ghi chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Ki Tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống, nhờ danh Người" (Ga 20, 31).

Đặt những lời huấn dạy của Chúa Giêsu cho các môn đệ trong Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay về cây nho và cành nho gắn liền với cây nho trong nhãn quan vừa kể, chúng ta sẽ tự hỏi "cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng vậy, nếu anh em không ở lại trong Thầy" (Jn 15, 5), có nghĩa là gì? Đối với Thánh Gioan, đức tin không phải tin để mà tin, mà "để anh em tin mà được sống nhờ danh Người". Đó cũng là ý nghĩa sâu xa của Kinh Tin Kính bằng La Ngữ chúng ta thường đọc: "Credo in Unum Deum, Patrem Omnipotentem".

Nguyên bản La Ngữ của Giáo Hội không viết "Credo Unum Deum, mà là Credo in Unum Deum". Túc từ trực tiếp Unum Deum được một tiền trợ từ (préposition) "in" dẫn nhập để chỉ động từ "tin, Credo" diễn tả một tác động đi vào trong, hội nhập vào trong túc từ đối tượng. Ý nghĩa của Kinh Tin Kính chúng ta đọc không phải chỉ là "Tôi tin kính Một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng" có Chúa hay không có Chúa là Cha Toàn Năng cũng được, mà là "Tôi tin cậy và phó thác vào Một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng", như thái độ của hai người tình thương yêu nhau, như thái độ hoàn toàn phó thác của đứa bé trong cánh tay người mẹ.

Lòng tin cậy và phó thác đó bàn bạc trong suốt Phúc Âm Thánh Gioan. Ngài đã nói lên tâm hồn đó ở chương 1, ngay sau khi tuyên bố Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, là sự sống và là ánh sáng cho thế gian ở Lời Tựa (Ga 1, 1-18), lúc Ngài tường thuật lại hai môn đệ đầu tiên bỏ Thánh Gioan Tẩy Giả đi theo Chúa Giêsu: "Hôm sau ông Gioan lại đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: Đây là Con Thiên Chúa. Hai môn đệ nghe nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu quay lại thấy hai ông đi theo mình, thì hỏi: Các anh tìm gì vậy? Họ đáp: Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Người bảo họ: Đến mà xem. Họ đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người ngày hôm ấy. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn" (Ga 1, 31-34).

"Họ đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người ngày hôm đó". Vấn đề của một môn đệ, của người tín hữu Chúa Ki Tô không phải chỉ là tin hay không tin có Chúa hay không có Chúa cũng được, " Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng", mà là "Tôi tin cậy và phó thác vào một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng". Nói cách khác, người tín hữu hay môn đệ Chúa Ki Tô không những tin, mà còn tiếp tục tin, luôn luôn tiếp tục niềm tin của mình rộng mở đón nhận và thông hiệp đời sống thần linh mà Chúa Giêsu rộng mở thông ban cho chúng ta, chính mạch sống thần linh, nguồn hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, như Thánh Phêrô đã dạy chúng ta: "Chính nhờ vinh quang và sức mạnh ấy (của Chúa Giêsu), Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa" (2 Pr 1, 4).

Bởi vì chính Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là sự sống và là ánh sáng của chúng ta: "Đàng, sự thật và sự sống, chính là Thầy" (Ga 14, 6). Hiểu được như vậy, chúng ta hiểu ý nghĩa Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng các ngài là những người gặt
"thu hoa lợi cho cuộc sống muôn đời" (Ga 4, 36), bởi vì nhờ các ngài, những nhân chứng, thừa tác và giảng dạy Phúc Âm, Tin Mừng Cứu Rỗi, mà bao nhiêu người sẽ được hội nhập qua các ngài vào cuộc sống hạnh phúc thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Và vì hoa quả của môn đệ Chúa Kitô và các Kitô hữu, con cái của các ngài trong đức tin, sinh ra được là đem đến cuộc sống đời đời, đời sống thần linh của Chúa Ba Ngôi cho người khác, nên nếu chúng ta không gắn liền và thông hiệp với Chúa Giêsu "là đàng, là sự thật, là sự sống", không thể nào chúng ta có thể đem đời sống Thiên Chúa cho người khác được. Đó là ý nghĩa tại sao Chúa Giêsu dạy các môn đệ: "Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành" (Ga 15, 4-5).

Một ý nghĩ sau cùng, chúng ta cần xác định để tránh ngô nhận. Trong câu "Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em", Chúa Giêsu dạy các môn đệ Ngài là giữa Ngài và các môn đệ phải có sự gắn liền, hiệp thông, "ở lại" (menein) trong nguồn sống thần linh mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhưng tư tưởng Thiên Chúa Giáo khác với quan niệm hiệp thông hòa đồng của một vài luồng tư tưởng triết học, nhất là triết học đông phương. Theo quan niệm hiệp thông hoà đồng vừa được đề cập, bản ngã của con người chúng ta sẽ hòa tan vào Đại Ngã của Đấng Tối Cao khi chúng ta hiệp thông với Ngài, như một giọt nước hòa tan trong Đại Dương.

Trong quan niệm nhân vị của Thiên Chúa Giáo, mỗi người chúng ta là một nhân vị, một đứa con được Thiên Chúa sinh ra với tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ và đặc tính của mỗi người. Mặc dầu chúng ta được Thiên Chúa ban cho chúng ta hưởng hạnh phúc bất diệt, tham dự vào chính đời sống thần linh mà Ngài đang sống, hay "bản tính thần linh của Thiên Chúa" (2 Pr 1,4), chúng ta vẫn có nhân vị và cá tính một đứa con của Ngài.

Con người của chúng ta không thể hoà lẫn tan biến trong con người của người khác, càng không thể tan biến trong " Đại Ngã" của Thiên Chúa. Chúng ta thông hiệp với Thiên Chúa, nhưng chúng ta vẫn có cá tính nhân vị của mỗi con người, của mỗi đứa con. Đó là những gì cho phép chúng ta hãnh diện, hằng ngày nói chuyện với Chúa: "Lạy Cha chúng con ở trên trời!".

Nguyễn Học Tập

(Nguon:daobinhducme.net)
________________________________________

Chuyện vui: trong thánh lễ kia, đến phần nguyện kinh “Lạy Cha”, chủ tế mới cất: “Lạy Cha” thì cộng đoàn đã mau mắn tiếp luôn: “chúng con ở trên trời”!
(Đúng ra thì phải chờ cho chủ tế cất hết câu: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” rồi cộng đoàn mới tiếp vào, ý nghĩa lời kinh mới không bị hiểu sai vì chúng ta đang ở dưới đất)

*. Viết thêm vào thứ Tư 9/5/2012

- Bài Tin Mừng hôm nay (Ga 15, 1-8) cũng là Bài Tin Mừng Chúa Nhật 5 PS vừa rồi. Cùng là 1 bài nhưng Chúa Nhật rồi, tôi cũng nghe, đọc, đọc cả đôi bài suy niệm nhưng không thấy gì khó hiểu. Sáng nay, thứ Tư, nghe lại thì trong đầu lại gợn lên những lăn tăn.

(4) Hãy ở lại trong Thầy
như Thầy ở lại trong anh em.
Cũng như cành nho không thể
tự mình sinh hoa trái,
nếu không gắn liền với cây nho,
anh em cũng thế,
nếu không ở lại trong Thầy
(5) Thầy là cây nho, anh em là cành.
Ai ở trong Thầy
và Thầy ở lại trong người ấy
Thì người ấy sinh nhiều hoa trái,
vì không có Thầy,
anh em chẳng làm gì được.(Ga 15, 4-5)

Tôi thắc mắc ở lại trong Thầy hoặc ở trong Thầy là như thế nào? Cây nho và cành nho thì còn dễ hiểu, dễ hình dung, nhưng ở lại trong Thầy thì thấy nó cứ mờ ảo thế nào đó. Khi Rửa tội, tôi được tháp nhập vào cây nho Chúa Jesus, tôi được ở với Chúa và được Chúa dưỡng nuôi. Các Bí tích khiến tôi kết hợp thêm với Chúa. Tội lỗi, trong từng giai đoạn, khiến tôi xa rời Chúa, cắt đứt nguồn mạch dưỡng nuôi tôi, đẩy tôi rời xa vòng tay yêu thương của Chúa.
Tại sao Chúa phải căn dặn các môn đệ và tất cả mọi người là phải ở lại trong Chúa? Phải chăng vì tôi hay có khuynh hướng lợi dụng sự tự do Chúa ban cho để thoát khoi quỹ đạo yêu thương của Chúa? Phải chăng vì hậu quả tội nguyên tổ luôn khiến tôi tự cao, cho rằng tự mình có thể trụ vững mà không cần tới Chúa? Phải chăng vì tôi hay quên Chúa, hay quên lều Hội Ngộ, mái nhà, cái nôi, cái tổ ấm êm của Chúa, hay quên Thánh Thể và Lời Chúa?
Nếu muốn ở lại trong Chúa, nghĩa là muốn được liền thân, liền cành với cây nho Chúa, trước tiên tôi phải ở với Thánh Thể,ở với Lời Chúa, hay nói cách khác là gắn với Thánh Thể, gắn với lời Chúa, tôi nghĩ vậy.

Một thoáng Phật Đản 2012.wmv

"Published on May 5, 2012 by
- Tối 5/5/2012 (nhằm ngày 15/4 Âm lịch), Phật lịch 2556) ở 3 chùa trên địa bàn quận Gò Vấp, Sài Gòn Tp HCM:
- Chùa Pháp Bảo: có đông đảo tín đồ xem trình diễn văn nghệ.
- Chùa Huỳnh Kim: một số Phật tử đến vái nhang
- Chùa Nghệ Sỹ: một số Phật tử đến vái nhang

     (Các bạn trẻ thường tập trung đông đảo hơn ở các quán coffee gần đó)"


Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

GX Thạch Đà khai mạc tháng Hoa và mừng lễ thánh Giuse thợ


Chiều 1/5/2012, Nhân ngày đầu tháng kính Đức Mẹ và ngày kính thánh Giuse thợ, bổn mạng giáo họ Thạch Đà. Giáo họ Thạch Đà đã rước kiệu thánh bổn mạng từ giáo họ lên nhà thờ, sau đó cùng với GX tiếp tục cung nghinh tượng Đức Mẹ và thánh Giuse thợ chung quanh thánh đường. Tiếp đó ca đoàn Emmanuel dâng hoa khai mạc tháng Hoa. Thánh lễ do cha chính xứ GB cử hành,  với sự hiện diện của cha Giuse Khổng Năng Bao
















































______________________________________________

Video dang hoa dau thang